ClockChủ Nhật, 22/07/2018 07:09

Hai điểm sáng của ngành nông nghiệp

TTH - Giảm về lượng là vậy, song về giá cũng tăng không đáng kể. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 tăng 0,72% so với cùng kỳ năm trước.

9 sản phẩm được bình chọn cấp khu vực miền Trung - Tây NguyênNhiều chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp

Nhìn vào số liệu thống kê ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế 6 tháng đầu năm 2018, đôi khi chúng ta chạnh lòng với bà con nông dân. Vẫn biết nông nghiệp là một ngành có giá trị gia tăng thấp và chứa đựng nhiều rủi ro. Và lẽ đương nhiên, những người theo ngành này phải chấp nhận những khó khăn nhất định. Song, sự bấp bênh lại là vấn đề khác. Có lẽ đây là vấn đề đáng bàn nhất của một nền nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu hẳn tính liên kết, xâu chuỗi của các khâu từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm.

Theo Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, trong 6 tháng đầu năm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 1,99%, giảm đến 3,06% so với cùng kỳ năm 2017. Nó chỉ đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào GRDP. Với một ngành nông nghiệp thường ở mức tăng trưởng khoảng trên dưới 2,5 – 2,7% năm thì mức sụt giảm với con số 3,06% không phải là một con số nhỏ. Nhưng cái khó của ngành nông nghiệp chính là sự thiếu ổn định, chứa đựng nhiều rủi ro, nghĩa là người nông dân luôn đối mặt với những khó khăn, bất trắc. Theo Cục Thống kê phân tích: 6 tháng đầu năm 2017 tăng 4,95%, đạt mức tăng cao này là do năm 2016 xảy ra sự cố môi trường biển. Điều này chúng ta có thể hiểu: mức tăng cao của năm 2017 là nhờ sự sụt giảm của năm trước là “ vì rủi ro”. Và năm nay thì lại sụt giảm mạnh.

Giảm về lượng là vậy, song về giá cũng tăng không đáng kể. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 tăng 0,72% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh như vậy, chúng ta cũng thấy ngành nông nghiệp có 2 điểm sáng đáng chú ý, đó chính là mảng thủy sản và lâm nghiệp. Về thủy sản, giá trị đưa lại cao nhất là con tôm. Diện tích nuôi tôm  sú đạt 2.357 ha, tăng 4,1%, tôm thẻ chân trắng 333 ha, tăng 8,5%. Tính chung sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5.928 tấn, tăng 7,9%, trong đó sản lượng tôm tăng đến 18%. Chỉ số giá bán trong ngành nông nghiệp thì chỉ số giá bán của ngành thủy sản tăng cao nhất, đạt mức tăng 3,38%, trong khi đó hầu như sản phẩm nông nghiệp tăng không đáng kể, mức tăng chỉ 0,01%, còn ngành lâm nghiệp tăng 1,38%.

Với thế mạnh của Thừa Thiên Huế có diện tích mặt nước rộng lớn gồm biển, nước lợ, nước ngọt nên đây chính là một ngành cần chú trọng phát triển mạnh để đưa ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, việc đánh bắt, nuôi trồng phải gắn với chế biến xuất khẩu để tránh sự bị động về thị trường tiêu thụ.

Trong ngành lâm nghiệp, đáng chú ý là mảng rừng trồng và khai thác gỗ. Diện tích rừng tập trung đạt 2.815 ha, tăng 11% so cùng kỳ. Song điều có thể thấy là diện tích đất lâm nghiệp cũng ngày càng hạn hẹp. Chính vì vậy, giải pháp để nâng giá trị của ngành lâm nghiệp chính là hướng vào việc nâng cao diện tích rừng trồng gỗ lớn. Theo tính toán của các chuyên gia ngành lâm nghiệp, rừng trồng gỗ lớn để lấy gỗ đưa lại giá trị cao hơn khoảng 20% so với rừng trồng gỗ lấy dăm. Tuy nhiên để thực hiện được điều này cần phải có chính sách của nhà nước phù hợp và sự đồng hành của các tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ vốn.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm sáng doanh trại xanh

Không gian khang trang, hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư, xây dựng chính quy, hiện đại xen lẫn với cây xanh được bố trí hợp lý là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến thăm Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã Hương Thủy.

Điểm sáng doanh trại xanh
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Return to top