ClockThứ Hai, 12/09/2022 14:58

Hai nhóm vấn đề chính trong phiên họp thứ 15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 15.

Ngày 19/9, Phiên họp chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạcNgày 12/9 sẽ khai mạc phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiNgày 29/8 sẽ khai mạc Phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Theo dự kiến chương trình, phiên họp sẽ kéo dài đến ngày 15/9 để cho ý kiến về về 11 nội dung với trọng tâm là công tác giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra trong khoảng 4 ngày, tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.

Nhóm vấn đề thứ nhất là các nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, chuẩn bị để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022). Cụ thể là về kết quả giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021. Đây là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bám sát các mục tiêu các định hướng lớn và nội dung lớn trong Đề cương giám sát để cho ý kiến toàn diện cả về Báo cáo, dự thảo Nghị quyết, những vấn đề quan trọng trình Quốc hội xem xét quyết định để tạo điều kiện và làm căn cứ tạo ra một bước chuyển biến cơ bản đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe và cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2022 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án năm 2022. Đây là những báo cáo thường niên hằng năm liên quan đến lĩnh vực về tư pháp, đấu tranh phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án để chuẩn bị một bước để trình ra Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2022. Theo Chủ tịch Quốc hội, nội dung này gắn liền với chuyên đề giám sát mà Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét tại phiên họp này là về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và báo cáo công tác dân nguyện hằng tháng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là nội dung quan trọng gắn với việc triển khai thực hiện Kết luận 19 của Bộ Chính trị và Kế hoạch 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến báo cáo công tác năm 2022 và kế hoạch kiểm toán 2023 của Kiểm toán Nhà nước; cho ý kiến về dự kiến chương trình của Kỳ họp thứ 4.

Nhóm vấn đề thứ là Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung xem xét các vấn đề theo thẩm quyền. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề và quyết định ban hành Nghị quyết về công tác giám sát đối với 2 chuyên đề là “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021" và “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021". Ngoài ra, nội dung thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là xem xét báo cáo công tác dân nguyện trong tháng 8/2022

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trọng tâm của phiên họp lần là công tác giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét một số vấn đề thuộc thẩm quyền.

Liên quan đến công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành phiên họp chuyên đề pháp luật sau phiên họp thường kỳ này để chuẩn bị kỹ lưỡng cho các dự án luật và dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp. Trong phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bằng văn bản để cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; cho ý kiến về kết quả thực hiện Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH 15 về việc chi trả hỗ trợ đối với người lao động.

Tiếp theo, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021".

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung nguồn lực, hoàn thiện các đề án quan trọng

Chiều 31/1, chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 1/2024 của UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, ngay từ đầu năm, các sở, ngành, địa phương cần tập trung nguồn lực thực hiện các đề án, dự án trọng điểm của tỉnh.

Tập trung nguồn lực, hoàn thiện các đề án quan trọng
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng

Chỉ đạo tại phiên họp thường kỳ tháng 11 của UBND tỉnh chiều 30/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cần tập trung đánh giá lại các chỉ tiêu đã đạt được trong năm, đồng thời, xây dựng kế hoạch cho năm 2024.

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng
Quy hoạch tỉnh là tiền đề để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 9/10, tại Hà Nội, diễn ra hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh). Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chủ trì hội nghị.

Quy hoạch tỉnh là tiền đề để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Tháo gỡ khó khăn, triển khai các nghị quyết của Quốc hội khoá XV

Ngày 6/9 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố trong cả nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Tháo gỡ khó khăn, triển khai các nghị quyết của Quốc hội khoá XV
Return to top