ClockThứ Sáu, 07/05/2021 17:25

Hạn chế khói đồng

TTH - Ngột ngạt, ô nhiễm vì khói. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tầm nhìn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông… là những điều đã được báo động do đốt đồng sau thu hoạch. Đây là tình trạng lưu cữu, diễn ra ở rất nhiều địa phương. Việc tìm một giải pháp tốt để giải quyết tình trạng này vẫn đang được chính quyền các địa phương đặt ra như một yêu cầu.

Xử lý rơm rạ bằng biện pháp canh tác tổng hợpPhải có những đột phá mới để KH&CN trở thành sức mạnh, động lực thực sự

Biết có khói, nhưng với không ít người, điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nên “không mấy ảnh hưởng” và cứ “xưa răng, chừ vậy” thôi. Theo lý giải của bà con nông dân, rơm rạ sau thu hoạch mùa vụ gần như tận dụng được hết vào chăn nuôi, sản xuất. Việc cày vùi lại tốn nhân công… nên đốt là cách làm truyền thống, nhanh, gọn để xử lý phần còn lại trên đồng ruộng sau thu hoạch. Đó cũng là cách để loại trừ cỏ dại, dễ cày xới và tro đồng cũng sẽ trở thành phân bón cho các vụ sau.

Dưới góc nhìn của kỹ sư khuyến nông, đây là điều cần phải thay đổi vì việc đốt rơm rạ không chỉ làm các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất biến thành chất vô cơ, mà còn làm đồng ruộng mất đi một lượng nước trong đất; làm chúng trở nên chai cứng, khô cằn, mất độ phì nhiêu và mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng. Vì thế, việc bà con ít hoặc không còn dùng phương pháp cày vùi là điều đáng tiếc vì cộng với thời gian phân hủy hợp lý, rơm rạ sẽ biến thành phân bón và người nông dân sẽ tốn ít chi phí đầu tư hơn.

Theo tìm hiểu và quan sát của chúng tôi, thay vì đốt đồng, nhiều nơi – trong đó có Thừa Thiên Huế - bà con đã dùng máy cuốn rơm trên các cánh đồng và sử dụng chúng vào một số công đoạn sản xuất khác, như trồng nấm, trữ thức ăn cho trâu bò mùa mưa gió, làm nấm rơm; che phủ đất để trồng cây; chế biến phân hữu cơ… Đây cũng là một cách làm hạn chế được những tồn tại và phát sinh do khói đồng, lại giảm bớt được chi phí về mặt thời gian, nhân lực.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, diện tích gieo cấy lúa hàng năm trên địa bàn tỉnh vào khoảng 54,5 ngàn ha. Tính ra, mỗi ha cho 4 tấn rơm khô thì lượng rơm khô máy gặt thải trên đồng ước khoảng 218.000 tấn, chưa tính gốc rạ. Đây là một nguồn nguyên liệu lớn để chuyển thành nguồn phân bón hữu cơ, góp phần tái tạo lại chất lượng nguồn đất và tăng năng suất, sản lượng cho các vụ mùa. Phong Điền, Hương Thủy và Hương Trà là những địa phương đã đưa máy cuốn rơm ra đồng và bước đầu, đã đem đến những hiệu quả thiết thực. Xét về giá, thu gom 1 cuộn rơm bằng máy vào khoảng 9.300 đồng. Tính ra, chi phí cuốn 1 tấn rơm vào khoảng 500.000 đồng, tiết kiệm được 165.000đồng/tấn nếu thu gom bằng thủ công.

Vấn đề đặt ra ở đây là việc làm thế nào tận dụng được hết nguồn rơm rạ sau mỗi vụ mùa. Đây là bài toán lâu dài, và cần có sự tham gia dẫn dắt không chỉ của ngành chủ quản mà cả các doanh nghiệp trong việc tạo ra một hệ sinh thái để phát huy nguồn rơm rạ sau thu hoạch.

Làm tốt việc này trong tương lai, khói đồng sẽ được hạn chế và hệ sinh thái đồng ruộng chắc chắn sẽ được cân bằng.

Nguyễn Lê An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày 6/4, đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam do ông Nguyễn Tiến Cường, Quyền Trưởng Ban Kinh tế-Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với HND huyện Phong Điền và kiểm tra một số mô hình nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Những nông dân thu nhập tiền tỷ

Thông qua phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân thu nhập tiền tỷ.

Những nông dân thu nhập tiền tỷ
Return to top