Thế giới Thế giới
Hàn Quốc ký hiệp định thương mại tự do với Anh
TTH.VN - Vào ngày 22/8, Hàn Quốc đã ký kết một hiệp định thương mại tự do (FTA) với Anh, một bước tiến mới nhằm duy trì quan hệ thương mại và kinh tế hai nước kể cả sau khi Anh rời khỏi khối Liên minh châu Âu (EU).
- » Nga hi vọng EAEU sẽ tiến đến ký kết FTA với nhiều quốc gia trong tương lai
- » FTA EU-Singapore được phê chuẩn, tạo tiền đề cho FTA EU-ASEAN
- » Romania thúc đẩy ký kết hiệp định FTA và IPA giữa EU và Việt Nam
- » Thỏa thuận RCEP sẽ được ký kết trong năm tới
- » Hàn Quốc, Philippines tuyên bố bắt đầu đàm phán FTA
Hàn Quốc, Anh ký kết hiệp định thương mại tự do. Ảnh: Yonhap
Theo tờ Yonhap, có nhiều lo ngại rằng các nhà xuất khẩu Hàn Quốc sẽ không thể hưởng lời ích lâu dài nhờ vào FTA Hàn Quốc – EU khi Anh rời khỏi khối kinh tế lớn nhất thế giới mà không có bất kỳ thỏa thuận hậu Brexit nào được thiết lập.
Tại London, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee và người đồng cấp phía Anh Elizabeth Truss cam kết sẽ duy trì lợi ích song phương theo nội dung FTA Seoul – Brussels, hiệp định đã có hiệu lực từ tháng 7/2011.
“Hàn Quốc sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng và có những hành động hỗ trợ các công ty địa phương duy trì hoạt động thương mại và đầu tư của mình tránh khỏi sự không chắc chắn, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến Brexit”, Bộ trưởng Yoo Myung-hee nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ Thương mại Hàn Quốc, hai nước cũng đồng ý sửa đổi FTA trong vòng 2 năm để cập nhật các điều khoản của thỏa thuận. Như vậy, Hàn Quốc và Anh sẽ đặc biệt thúc đẩy hợp tác trong các phân khúc, lĩnh vực nổi bật, bao gồm trí thông minh nhân tạo, dữ liệu lớn (Big data), công nghệ sinh học...
Được biết, Anh là đối tác thương mại lớn thứ 18 của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, trong khi xuất khẩu của Hàn Quốc sang Anh đạt 6,36 tỷ USD trong năm 2018, cùng lúc nhập khẩu đạt 6,8 tỷ USD.
Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)
- Giám đốc IMF: Không thể loại trừ khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu (07/07)
- Hội nghị G20 tập trung thảo luận các nỗ lực hồi phục toàn cầu (07/07)
- Việt Nam trúng cử Ủy ban bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (07/07)
- Đông Nam Á: Hơn 30 triệu việc làm có thể được tạo ra từ phục hồi xanh (06/07)
- Thế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (06/07)
- Giải mã nguyên nhân gây COVID-19 kéo dài (06/07)
- AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3% (06/07)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
-
Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch