ClockChủ Nhật, 02/06/2019 18:00

Hàn Quốc: Tỷ lệ tăng lương tối thiểu năm 2020 sẽ đạt mức thấp nhất

TTH.VN - Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc ngày 2/6 tuyên bố rằng tốc độ tăng lương tối thiểu của nước này trong năm 2020 sẽ ở mức thấp nhất để phản ánh tác động của nó đối với nền kinh tế.

Hàn Quốc tăng mức lương tối thiểu lên thành 8.000 won vào năm 2019

Mức lương tối thiểu của người lao động ở Hàn Quốc đạt 8.350 won/giờ. Ảnh: Business Korea

Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hong Nam-ki cho biết, Ủy ban lương tối thiểu cần tính đến tác động của việc tăng lương tối thiểu đối với nền kinh tế và việc làm, cũng như khả năng tài chính của các công ty và phản ứng của thị trường.

"Tiền lương tối thiểu cao hơn có thể làm giảm tỷ lệ người có thu nhập thấp trong tổng số lao động, nhưng một số công nhân lại mất việc. Do đó, cần điều chỉnh tốc độ tăng mức lương tối thiểu", Bộ trưởng Hong giải thích.

Năm 2018, mức lương tối thiểu ở Hàn Quốc đã tăng 16,4% lên 7.530 won (6,31 USD) mỗi giờ, mức tăng mạnh nhất trong 17 năm. Năm 2019, con số này đã tăng thêm 10,9% lên 8.350 won.

Tăng lương tối thiểu là một trong những cam kết quan trọng của Tổng thống Moon Jae-in trong chiến dịch tranh cử. Ban đầu, ông cam kết sẽ tăng lên 10.000 won/giờ vào năm 2020 nhưng gần đây, ông cho biết cần phải điều chỉnh tốc độ tăng lương.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển

Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), Hàn Quốc sẽ mở rộng các hoạt động của hội đồng hợp tác tài chính quốc tế của quốc gia này nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc mở rộng ra nước ngoài của các doanh nghiệp địa phương, cũng như giúp phát triển lĩnh vực tài chính của các quốc gia khác.

Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển
Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
Return to top