Thế giới Thế giới
Hàng không châu Á đối mặt sự thiếu hụt phi công nghiêm trọng
TTH - Trong bối cảnh ngành du lịch hàng không tiếp tục tăng trưởng mạnh và nhiều hãng hàng không giá rẻ được đưa vào hoạt động, nhất là ở châu Á, các hãng hàng không đang chạy đua để đào tạo thêm nhiều phi công mới song song với việc cạnh tranh để giữ chân những người giàu kinh nghiệm, khi tình trạng thiếu hụt phi công ngày càng tồi tệ hơn.
Các hãng hàng không đang thiếu phi công nghiêm trọng, nhất là ở châu Á. Ảnh: Bloomberg
Việc thiếu phi công đã khiến các hãng hàng không đẩy mạnh việc đào tạo và tuyển dụng phi công càng nhanh càng tốt để đáp ứng sự gia tăng lượng hành khách, nghĩa là các phi công có thể có kỹ năng kém hơn và làm dấy lên mối lo ngại về việc các tiêu chuẩn an toàn bị suy giảm.
Boeing ước tính sẽ cần tới 790.000 phi công mới trong 20 năm tính tới năm 2037, trong đó cần khoảng 260.000 phi công để đáp ứng nhu cầu đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là Trung Quốc.
Ông Abdulla Al Hammadi, Phó Chủ tịch Học viện đào tạo bay Emirates ở Dubai, cho biết các học viện hàng không phải đào tạo ra ít nhất 80 sinh viên tốt nghiệp mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu toàn cầu.
Trước thực trạng này, các hãng hàng không đang rất nỗ lực trong việc tăng lương và tăng lợi ích để thu hút hoặc giữ chân các phi công có kinh nghiệm. Một số hãng hàng không ở Trung Quốc lại áp dụng giải pháp giúp phi công bay dễ dàng hơn như giảm các yêu cầu về chiều cao hay nới lỏng các tiêu chuẩn khác, bao gồm các yêu cầu về thị lực. ANA Holdings và Japan Airlines cũng đang chuyển sang thuê thêm phi công để đáp ứng sự gia tăng của khách du lịch đến nước này. Thậm chí, hãng hàng không khu vực ANA Wings và hãng giá rẻ Peach Aviation đã bắt đầu tuyển dụng thực tập sinh phi công.
Một nhà phân tích cấp cao về quản lý hàng không Nhật Bản nhận định, "nhu cầu đang tăng nhanh, điều này có thể khiến các hãng hàng không thuê những người mà họ thường sẽ từ chối”, kéo theo những lo ngại về sự an toàn.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ Nikkei)
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA (28/01)
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương (28/01)
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực (27/01)
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn (26/01)
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc (25/01)
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan (25/01)
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc (25/01)
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức (25/01)
-
Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Những chú mèo ‘quyền lực’ trên thế giới
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
-
Vũ Hán đón Tết trở lại
- Không khí đón Tết tại khu chợ đông người Việt nhất nhì ở Nga
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc