Thế giới

Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3

ClockThứ Sáu, 26/02/2021 15:53
TTH.VN - Mặc dù đạt hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa nhiễm vi rút SAR-COV-2 sau hai liều vắc-xin nhưng hãng Pfizer hiện đang xem liều thứ ba có thể làm được gì.

Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớnNhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơn

Lo ngại SAR-COV-2 sẽ còn lưu lại lâu, các nhà sản xuất đang nghiên cứu đề xuất thêm tiêm vắc-xin Covid-19 mũi nhắc thứ 3. Ảnh minh họa: TTXVN

Nhà sản xuất này đã thông báo hôm thứ Năm rằng một liều tăng cường thứ 3 đang được nghiên cứu ở những người đã tiêm liều vắc-xin đầu tiên của họ hơn sáu tháng trước.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Lester Holt của NBC News, ông Albert Bourla - Giám đốc điều hành của Pfizer, cho biết hy vọng rằng liều thứ ba sẽ thúc đẩy phản ứng miễn dịch cao hơn nữa, giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn và chống lại các biến thể. Ông Bourla cho biết: “Chúng tôi tin rằng liều thứ ba sẽ tăng phản ứng kháng thể lên từ 10 đến 20 lần”.

Nghiên cứu mới sẽ theo dõi tính an toàn và hiệu quả của liều thứ ba ở hai nhóm tuổi: 18-55 tuổi và 65-85 tuổi. Những này người đến từ nhóm những người tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của vắc-xin Pfizer-BioNTech vào tháng 5/2020. Trong cuộc thử nghiệm đó, họ đã được tiêm 2 liều vắc-xin cách nhau ba tuần.

Ông Bourla nói: “Hàng năm, bạn cần phải đi tiêm vắc-xin cúm. Nó sẽ giống như vậy với Covid. Sau một năm, bạn sẽ phải đi tiêm vắc-xin Covid-19 hàng năm để được bảo vệ."

Điều đó cho thấy rằng ngay cả khi đại dịch kết thúc, Covid-19 có thể còn lưu lại. Các chuyên gia cho biết các nghiên cứu liên tục về vắc-xin tái cấu trúc là cần thiết để hiểu khi nào có thể cần đến thuốc tăng cường.

Cho đến nay, bằng chứng cho thấy vắc-xin Pfizer-BioNTech hiện có vẫn có hiệu quả chống lại các biến thể lần đầu tiên được xác định ở Anh, Brazil và Nam Phi. Ngoài ra, ông Bourla cho biết mục tiêu của công ty nếu và khi một biến thể khác xuất hiện là xoay vòng và điều chỉnh vắc-xin hiện tại trong vòng 100 ngày.

Moderna, một công ty sản xuất một loại vắc-xin Covid-19 tương tự, đã thông báo hôm thứ Tư rằng họ cũng đã bắt đầu nghiên cứu ảnh hưởng của việc thêm liều thứ ba vào phác đồ của mình và đã phát triển một phiên bản vắc-xin được thiết kế để nhắm mục tiêu chống lại biến thể từ Nam Phi.

Anh Tuấn (Lược dịch từ NBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Return to top