ClockThứ Hai, 19/01/2015 11:31

Hàng rào cây chuỗi ngọc

TTH - Tôi đã bắt gặp những bông hoa li ti màu tím chen giữa những chùm quả vàng liu tiu trên những khu dân cư dọc Quốc lộ 32, trong một chuyến “phượt” ngắn ngày từ Yên Bái đi Mù Cang Chải, rồi qua đèo Ô Quy Hồ lên Sapa. Đó là một hành trình không ngắn, nên khi nhìn thấy những vệt chuỗi ngọc bên đường, cảm giác như vừa gặp lại một điều gì thân thiết như mỗi khi tôi rời nhà, bắt đầu một ngày làm việc mới.

Những thân cây mềm, hiền và khá lãng mạn khi xuất hiện trong không gian đô thị là những ghi nhớ đầu tiên của tôi về cây chuỗi ngọc khi lên Đà Lạt một ngày đã khá xa xôi. Ấn tượng nhiều đến nỗi khi tình cờ bắt gặp những cây con bé bỏng trong một vườn ươm, tôi đã không cân nhắc mà mang luôn chúng về để làm hàng rào nhà mình. Thậm chí là tôi đã không ít lần tư vấn và mang những cây con bé nhỏ tặng bạn bè, người quen trong một “nỗ lực” chia sẻ. Thi thoảng gặp cây chuỗi ngọc đâu đó trong lòng thành phố, tôi vẫn hào hứng ngoái nhìn. Thế nên, suốt dọc tuyến đường trong hành trình ngắn ngủi ở các tỉnh miền núi phía bắc vào quãng giữa tháng 9-2014 vừa qua, tôi không biết đã bao lần làm bạn đồng hành phải bận tâm khi thắc mắc hoài về việc, tại sao những cây chuỗi ngọc lại mọc nhiều đến thế ở vùng đất này.

 Nhưng từ thông tin của một đồng nghiệp, tôi mới chợt vỡ lẽ rằng, việc hình thành những vệt chuỗi ngọc quanh các khu dân cư nơi tôi từng qua và cả ở hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới của Thừa Thiên Huế là được bắt đầu của một chương trình tạo lập hàng rào xanh. Trong đó, hàng rào chuỗi ngọc cũng đã trở thành một định danh (tuỳ theo từng vùng miền khác nhau, chuỗi ngọc còn được gọi bằng các tên như chuỗi ngọc vàng, cây thanh quan, cây rìa xanh, cây dâm xanh, cây chim chích, cây chuỗi xanh, cây chuỗi vàng) dựa trên những đặc tính “dễ gần” của nó như ưa sáng, dễ trồng, có sức sống mạnh, thích hợp cho việc trồng viền các bồn hoa, viền đường, viền khu vườn. Ngay trong lòng thành phố Huế, nếu chịu khó quan sát, sẽ bắt gặp các hàng rào, đường viền hay các bụi chuỗi ngọc trong các công viên và đã bắt đầu xuất hiện như một dạng cây mang tính trang trí trong khuôn viên các công sở…
Bên cạnh các hàng rào chè tàu rất Huế, đã có thêm “hàng rào cây chuỗi ngọc” bắt đầu từ một cuộc vận động ở những vùng, khu dân cư khác nhau. Điều ấy có thể được xem như là sự hoà nhập xanh với những dáng vóc, đường nét riêng. Thành công của những hàng rào chuỗi ngọc- theo tôi – cũng là cách để bắt đầu những phong trào xanh và đẹp cho không gian cộng đồng nói chung và mềm mại hoá không gian sống của các gia đình trong tất cả những điều kiện có thể. Đó cũng là sự thích ứng và phù hợp của thiên nhiên với con người.
An Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top