Thế giới Thế giới
Hàng triệu người Mỹ sống trong cái lạnh tới âm 42 độ C, rét nhất trong 3 năm
Hàng triệu người Mỹ đang sống trong thời tiết lạnh tê tái, có nơi nhiệt độ giảm xuống tới âm 42 độ C.
Tuyết rơi dày đặc tại Washington, DC, Mỹ ngày 3/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo NBC, dự báo cho thấy ngày 11/1 không chỉ là ngày lạnh nhất trong tuần mà còn là ngày lạnh nhất trong 3 năm đối với các khu vực ở Thượng Trung Tây, Great Lakes và vùng Đông Bắc.
Nhiệt độ không khí lúc Mặt trời mọc đã ở mức dưới 0, chỉ số phong hàn xuống tới âm 34 độ C khắp miền bắc New England.
Không khí lạnh đến mức có thể nhìn thấy từ vũ trụ trên hình ảnh vệ tinh hồng ngoại.
Dự báo nhiệt độ cao nhất vào ngày 11/1 là từ âm 9 đến âm1 độ C, đặc biệt là ở vùng Đông Bắc.
Đây sẽ là buổi chiều lạnh nhất kể từ năm 2019 ở New York khi dự báo nhiệt độ cao nhất là âm 5 độ C.
Tại Boston, nhiệt độ là âm 11 độ C. Hệ thống trường công lập của Boston, lớn nhất ở bang Massachusetts, đã thông báo đóng cửa trong ngày 11/1 vì thời tiết rất lạnh.
Sở Y tế và Dịch vụ Nhân sinh bang New Hampshire thông báo rằng 4 địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở bang này sẽ đóng cửa vào ngày 11/1 vì giá lạnh.
Tin tốt là đợt không khí lạnh này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, khi nhiệt độ tăng vào ngày 12/1 và dự kiến sẽ ấm hơn cho đến cuối tuần.
Các kênh tin tức Mỹ cảnh báo người dân ở trong nhà vì bỏng lạnh có thể xảy ra trong vòng 30 phút trong nhiệt độ thấp như vậy. Người dân cũng nên kiểm tra sức khỏe của những người yếu trong gia đình, hàng xóm, thú cưng; để mở vòi nước để đường ống không bị vỡ.
Tình trạng thời tiết giá lạnh này diễn ra sau khi có thông tin cho thấy lục địa Mỹ trải qua tháng 12/2021 với nhiệt độ cao kỷ lục, khiến năm 2021 trở thành năm ấm thứ tư trong lịch sử.
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia cho biết 10 bang ghi nhận kỷ lục về tháng 12 ấm nhất.
Nhiệt độ ấm kỷ lục đã gây ra nhiều đợt bùng phát lốc xoáy, khi có đến 193 trận lốc xoáy xảy ra và tháng 12/2021 là thời gian có nhiều lốc xoáy nhất.
Nhìn tổng thể vào năm 2021, nhiệt độ trung bình ở 48 bang là 12,5 độ C, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế kỷ 20. Sáu năm ấm nhất ở Mỹ đều là các năm sau năm 2012.
Theo Baotintuc
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
- Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm (05/07)
- Ngoại trưởng Nga có hoạt động gì ở Việt Nam? (05/07)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á