ClockThứ Năm, 26/11/2020 09:27

Hàng xuất khẩu Việt Nam chiếm 2% thị phần châu Âu

Tại cuộc họp xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu do Bộ Công thương tổ chức, các tham tán thương mại Việt Nam tại châu Âu khẳng định, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 2% thị phần nhập khẩu của châu Âu.

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục khởi sắc trong khó khănHiệp định EVFTA: Đòn bẩy cho các doanh nghiệp xuất khẩuTrọng trách của ngành nông nghiệpDoanh nghiệp dệt may “ngóng” đơn hàngDự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tăng mạnh dịp cuối nămNhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thu hàng tỷ USD tại Mỹ

Chế biến hạt điều tại tỉnh Bình Phước. Ảnh: CAO THĂNG

Những nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu vào thị trường này là nông thủy hải sản, thực phẩm chế biến, giày dép, dệt may và một số ngành hàng có giá trị gia tăng cao như điện, điện tử, điện thoại, trang thiết bị máy móc…

Tuy nhiên, ông Bùi Phương Anh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, cho rằng, do hàng hóa xuất khẩu Việt Nam chỉ chiếm 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường châu Âu nên dư địa thị trường còn rất lớn. Doanh nghiệp cần nắm rõ lợi thế, nhất là với những mặt hàng như nông thủy hải sản, dệt may, da giày… để gia tăng nhanh thị phần tại khu vực này. Riêng mặt hàng thủy sản, cần chú trọng đến cảnh báo về nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU). Bởi hiện nay, EU đang gia tăng tần suất kiểm tra thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam.

Ở góc độ khác, các tham tán thương mại cho rằng, Liên minh châu Âu có đến 28 nước nhưng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chỉ mới tập trung chủ yếu một số nước là Đức, Hà Lan, Italy, Pháp, Áo... Việc tập trung hẹp vào một số thị trường khiến nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro, nhất là khi thị trường có biến động như dịch Covid-19 hiện nay. Do vậy, cần tính đến việc mở rộng thị phần tại khu vực này. Theo đại diện Tham tán Thương mại tại Thụy Điển, hiện doanh nghiệp Việt có thể mở rộng ngay thị phần sang khu vực Bắc Âu. Những mặt hàng có tiềm năng lớn là nhóm ngành hàng may mặc nữ, thủy sản, giày dép, cà phê chưa rang xay, hạt điều bóc vỏ…

Theo SGGP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Mỗi khi nghĩ đến KTS. Kazimierz Kwiatkowski tôi lại nhớ tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” - một cuốn tiểu thuyết tình báo nổi tiếng của nhà văn Liên Xô (cũ) Yulian Semyonov, xuất bản năm 1969 và sau đó được dựng phim nhiều tập. Nhân vật chính là một sĩ quan tình báo của Liên Xô, bối cảnh tác phẩm bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc đời hoạt động trùng tu, cứu vãn di tích văn hóa của Kazimierz cũng có sự trùng hợp con số 17. Một KTS người Ba Lan có 17 năm liên tục làm việc ở Việt Nam.

Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

TIN MỚI

Return to top