ClockThứ Hai, 14/03/2016 09:26

Hạnh phúc của Ly

TTH - Có lẽ cái tên Trần Thị Hải Ly (34 tuổi, phường Trường An, TP Huế) không còn xa lạ. Là gương sáng của người khuyết tật vượt lên số phận, tổ ấm của chị bây giờ sắp đón thêm một thành viên mới.

Gia đình chị Ly hạnh phúc đón đứa con đầu lòng

Cần sự đồng cảm

Cởi mở, thân thiện là những gì tôi cảm nhận được khi tiếp xúc với Trần Thị Hải Ly. Trong căn nhà nhỏ cấp 4, các vật dụng được bố trí gọn gàng, ngăn nắp mặc dù vợ chồng chị đều là những người khuyết tật, gặp khó khăn trong vận động. Hơn 30 năm làm bạn với xe lăn, cũng chừng ấy thời gian chị thấm hiểu nổi cực nhọc khi khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. “Năm lên 2 tuổi, tôi sốt cao nên bị liệt hai chân. Từ lúc học mẫu giáo đến những năm cấp ba, gia đình, người thân phải đưa đón. Tôi đi học một vòng nhưng gia đình đi, về 4 vòng chỉ để việc đưa đón. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Khoa học Huế, tôi được nhận vào làm ở Tỉnh hội Người mù rồi học tiếp văn bằng 2 khoa tiếng Anh, Trường đại học Ngoại ngữ Huế”, cô Ly giới thiệu gọn về mình.

Năm 2013, hạnh phúc của riêng chị cũng đến khi cùng dựng xây tổ ấm với anh Trần Quang Cẩm, một thanh niên cùng cảnh ngộ. Nói về duyên số này, chị Ly bảo: “Anh Cẩm lúc nhỏ bị tai nạn bom mìn, mất đi đôi tay và đôi mắt. Cùng nhau công tác ở Tỉnh hội Người mù, chúng tôi đồng cảm với nhau, nhưng lúc đó vẫn chưa yêu nhau. Đến khi tôi chuyển công tác sang Trung tâm Trẻ em khuyết tật phường Thủy Biều thì lúc đó mỗi người mới cảm nhận được tình cảm dành cho nhau.

Trò chuyện, Trần Thị Hải Ly cứ nhắc mãi câu nói, hạnh phúc của người khuyết tật xuất phát từ tình yêu đích thực và từ sự đồng cảm. Người bình thường gặp khó một thì người khuyết tật gặp khó mười. Hiểu hoàn cảnh của những người khuyết tật và đồng cảm với họ nên chị Ly chuyển công tác từ Hội Người mù sang làm nhân viên tại trường trẻ em khuyết tật Thủy Biều. “Khi công tác ở Hội Người mù tỉnh, tôi chỉ tiếp xúc, chia sẻ với những người bị khiếm khuyết đôi mắt nhưng đến với trường trẻ em khuyết tật Thủy Biều tôi có cơ hội chia sẻ với nhiều trẻ em khiếm khuyết về nhiều mặt. Đó là những đối tượng cần được truyền niềm tin cuộc sống, cần sự đồng cảm để các em vượt qua khó khăn”, chị Ly bộc bạch.

Hạnh phúc từ những đứa con

Thời điểm chúng tôi đến thăm nhà, chỉ còn ít ngày nữa chị Ly sinh đứa con thứ hai. Niềm hạnh phúc vì thế được nhân lên gấp bội. “Tôi may mắn hơn nhiều người khuyết tật khác, có một mái ấm riêng và những đứa con lành lặn”, chị Ly nói

Bây giờ, với chị Ly, hạnh phúc đơn giản là những khi chị không lấy được cái lược, đôi dép, con gái nhanh nhảu lấy giúp mẹ; hạnh phúc là khi chồng chị không tìm được cái điện thoại, mắt kính con gái nhanh tay tìm giúp bố. “Cứ mỗi lúc con gái ngủ, mình kéo tấm chăn đắp cho nó cũng đã cảm thấy mát lòng. Khác với cuộc sống độc thân, khi đã có tổ ấm riêng cần có sự đồng lòng, sẻ chia. Những việc chồng không làm được thì vợ phải cố gắng hết sức và ngược lại. Từ khi cưới nhau đến nay, chúng tôi chưa lúc nào nặng lời với nhau. Những lúc khó khăn chỉ biết nhìn nhau, động viên nhau cùng cố gắng ”, chị Ly trải lòng.

Ngoài công việc tại Trường trẻ em khuyết tật Thủy Biều, vào những tối cuối tuần, chị Ly còn mở lớp dạy thêm tiếng Anh cho học sinh cấp 1, cấp 2. Chị Ly chia sẻ: “Vợ chồng tôi may mắn là người nào cũng có việc làm khá ổn định. Chồng làm ở bộ phận tiêu thụ tăm tre của Hội Người mù tỉnh, còn tôi ngoài công việc ở trường còn dạy thêm tiếng anh cho các cháu nhỏ. Cuộc sống vì thế vơi bớt khó khăn”.

Bài, ảnh: Quỳnh Viên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao vốn hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

Chiều 2/4, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi (NKT&TMC) Việt Nam phối hợp với Hội NKT - Bảo trợ NKT&TMC tỉnh tổ chức chương trình trao tặng vốn hỗ trợ sinh kế cho NKT trên địa bàn.

Trao vốn hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế
Nghĩ về hạnh phúc

Trước đây, có thời gian kéo dài hàng năm trời, chị là nô lệ của thói quen xem lén điện thoại của chồng, bắt đầu từ khi chị bắt gặp anh nhắn tin thân mật với một nữ đồng nghiệp.

Nghĩ về hạnh phúc
Bâng khuâng tháng Ba

Khi những cánh hoa đào vừa kịp rụng, rũ bỏ hết hương xuân còn bịn rịn, từng chùm quả nhỏ li ti bắt đầu có hình hài, cũng là lúc tháng Ba ngập ngừng về qua ngõ. Không ồn ào, không rộn rã, cứ thế mà nhẹ nhàng bước sang.

Bâng khuâng tháng Ba
Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3): Hạnh phúc cho mọi người

Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Ngày quốc tế hạnh phúc 20 3  Hạnh phúc cho mọi người
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Return to top