ClockThứ Hai, 18/03/2013 10:26

Hạnh phúc của xã hội

TTH - Hẳn nhiều người vẫn chưa quên vụ nổ kinh hoàng mới đây ở TP Hồ Chí Minh làm 11 người chết, trong đó cả 5 người của gia đình ông Lê Minh Phương (biệt danh Phương “khói lửa”) đều thiệt mạng. Đây là một trong những vụ điển hình vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) và để lại nhiều hệ luỵ đau lòng cho gia đình và xã hội.

ATVSLĐ-PCCN không chỉ là quyền lợi thiết thân của người lao động mà còn vì sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, vì hạnh phúc của cả xã hội. Theo báo cáo của Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH), năm 2012, cả nước xảy ra gần 7 nghìn vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm hơn 6 trăm người chết, trên 6 nghìn người bị thương; gây thiệt hại trên 82 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do TNLĐ lên tới hơn 85.600 ngày. Ở Thừa Thiên Huế, với sự tham gia tích cực của các ban ngành, các doanh nghiệp, năm 2012, số vụ, số người chết, bị thương và chi phí cho TNLĐ đều giảm (52 vụ, giảm 21 vụ; chi phí cho TNLĐ 429 triệu đồng giảm 37,8% so năm 2011). Tuy nhiên, trên thực tế chắc chắn số vụ và số người bị tại nạn lao động trên toàn quốc nói chung và tỉnh ta nói riêng còn cao hơn nhiều, bởi nhiều vụ tai nạn lao động nhẹ, người sử dụng lao động tự thoả thuận mức bồi thường, hỗ trợ người bị nạn. Chỉ những tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người không thể che giấu họ mới báo các cơ quan chức năng. Chưa kể, nhiều người đang hàng ngày làm việc trong môi trường ô nhiễm, bị suy giảm về sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp đeo đẳng suốt đời.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu gia tăng tai nạn lao động là do nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ-PCCN của người sử dụng lao động và cả người lao động chưa đến nơi đến chốn. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận, không quan tâm hoặc cố tình “quên” trách nhiệm cải thiện điều kiện làm việc, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động. Bên cạnh đó, một bộ phận lao động chưa có tác phong lao động công nghiệp, ngại sử dụng các bảo hộ lao động như khẩu trang, đai an toàn…vì thấy vướng víu, làm việc không năng suất!
 
Năm 2013, Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 15 diễn ra trên toàn tỉnh từ ngày 10/3 đến 17/3, với chủ đề: “Tạo ra một nơi làm việc an toàn hơn và lành mạnh hơn; mọi rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ đều có thể phòng ngừa được”, với mục tiêu giảm 5% các vụ tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động nghiêm trọng chết người; 100% DN vừa và nhỏ thực hiện hiệu quả cải thiện điều kiện lao động... Để đạt yêu cầu trên, ngoài sự quan tâm của doanh nghiệp, sự tự giác chấp hành của người lao động, ngành lao động và công đoàn các cấp cần tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động đội ngũ công nhân viên chức - lao động tích cực tham gia bảo đảm ATVSLĐ-PCCN; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, đơn vị vi phạm, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giảm tai nạn lao động.
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Return to top