ClockThứ Hai, 14/01/2019 06:39
Người truyền cảm hứng:

Hành trình từ trẻ tị nạn thành hiệu trưởng một trường học ở Mỹ

TTH.VN - Lớn lên ở Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), cậu bé Bertine Bahige học tập chăm chỉ với mong muốn trở thành bác sĩ. Năm 13 tuổi, cậu bé đã vẽ ra tương lai cuộc sống sau này, ít ra cũng là trong suy nghĩ. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào ngày nhóm phiến quân Mai Mai xông vào thị trấn của cậu bé ở phía đông DRC và đến từng nhà để bắt cóc những tân binh mới.

Thẩm phán Mỹ chặn sắc lệnh cấm người di cư xin tị nạn của Tổng thống TrumpThắt chặt nhập cư, người di cư vẫn đổ về bên giới MỹĐoàn di cư Honduras mắc kẹt ở biên giới trên đường tới 'miền đất hứa'Mỹ: 3 ngày quyên được hơn 3 triệu USD giúp người tị nạnDòng người tị nạn đến Canada từ Hoa Kỳ gia tăng trong tháng 6/2017

Ông Bertine Bahige, 38 tuổi, tại Trường tiểu học Raw leather ở Gillette, bang Utah, nơi ông làm hiệu trưởng. Ảnh: UNHCR

“Đây là điều khó khăn nhất”, Giáo sư Bertine nhớ lại với giọng vỡ òa. “Nhìn vào đôi mắt của bố mẹ và biết rằng bạn sắp bị tách biệt hoàn toàn với mọi thứ bạn từng biết trong cuộc đời…”

Cậu bé Bertine đã trải qua 2 năm bị giam cầm và kinh hoàng với cách trẻ em khủng bố lẫn nhau. “Bạn phải thật tàn nhẫn để thăng hạng trong hàng ngũ ấy. Đó không phải là tôi. Tôi không thể chịu đựng được bạo lực và quyết định trốn thoát. Tôi biết điều này có thể rất khó, nhưng tôi phải nắm lấy cơ hội của mình. Tôi đã có cơ hội được sống một cuộc sống mới và tôi muốn tận dụng nó một cách tốt nhất”, Giáo sư Bertine nói.

Hành trình chạy trốn đưa cậu bé Bertine đi hàng ngàn km, băng qua hồ Tanganyika trên chiếc thuyền của một ngư dân, người đã vui lòng cho cậu lên tàu miễn phí và trốn trong một chiếc xe tải chở đầy cá khô. Trong 3 ngày, đó là tất cả những gì Bertine đã ăn. “Đó là bữa ăn ngon đầu tiên của tôi sau một thời gian dài”, ông Bertine kể lại với sự lạc quan không che giấu.

Kiệt sức và sắp ngất đi, Bertine ngã gục xuống gốc một cây to. Khi tỉnh dậy, xung quanh cậu là những người nói một ngôn ngữ mà cậu không thể hiểu được. Cậu thậm chí không biết mình đang ở nước nào. Hóa ra là Mozambique. Bertine đã trải qua 5 năm trong trại tị nạn Maputo do Cơ quan tị nạn Liên Hiệp quốc quản lý.

Thiếu niên tị nạn trẻ tuổi người Congo lúc bấy giờ đặc biệt lo lắng về việc tiếp tục con đường học vấn khi không có trường trung học nào trong trại. Sau một vài cuộc phỏng vấn, Bertine được thông báo rằng cậu sẽ được chuyển đến tái định cư, nhưng cậu không biết điều đó có nghĩa gì.

Chưa đến 1% người tị nạn được tái định cư đến các nước thứ ba trong năm 2017. Ba mươi lăm quốc gia trên toàn thế giới tham gia vào chương trình tái định cư của UNHCR. Trong những năm gần đây, Mỹ là quốc gia tái định cư hàng đầu thế giới, tiếp theo là Canada, Úc và các nước Bắc Âu.

Cựu người tị nạn Congo, ông Bertine Bahige, 38 tuổi và con gái Giselle, 8 tuổi, tại bảo tàng Guggenheim trong chuyến thăm New York. Ảnh: UNHCR

Năm 2004, Bertine đáp xuống sân bay ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ. Ngay khi bước ra khỏi máy bay, cậu tìm kiếm những tòa nhà chọc trời mà cậu vẫn luôn hình dung nhưng không thể tìm thấy. Một cảm giác ấm áp lớn lên trong tim: “Hiện tại tôi đã được an toàn”.

Công việc đầu tiên của Bertine là tại Burger King, nơi cậu bắt đầu dọn rác và dần dần thăng tiến để trở thành một nhân viên thu ngân. “Tôi luôn thử thách bản thân với nấc thang tiếp theo”, ông Patrick Bertine nói. “Tôi đã có cơ hội được sống một cuộc sống mới, để giáo dục bản thân và tôi muốn tận dụng nó một cách tốt nhất”.

Đảm nhận 3 công việc một lúc, Bertine tham gia đại học cộng đồng và không bao giờ bỏ lỡ một lớp học. Vì không có xe hơi, cậu phải đạp xe gần 10 km để đến lớp học buổi tối.

Ở trường, Bertine học rất giỏi đến nỗi được cấp học bổng du học tại Đại học ở Wyoming. Chẳng mấy chốc, Wyoming đã trở thành quê hương của Bertine. Tại trường đại học, ông đã gặp vợ mình, và sau khi tốt nghiệp ngành toán và giáo dục toán, ông trở thành giáo viên trung học ở Gillette. Hiện ông có hai con và là Hiệu trưởng của Trường tiểu học Raw leather.

“Đất nước này đã mang đến cơ hội cho một người không có gì, và thật may mắn khi tôi được trở thành chính mình. Tôi coi đó là nghĩa vụ công dân, trách nhiệm của mình, để trả lại theo cách đó…”, ông Patrick Bertine nói.

Mới đây, ông Bertine đã đến New York và chia sẻ câu chuyện của mình tại trụ sở LHQ để ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu mới - được gọi là “Hiệp ước Toàn cầu đối với Người di cư”, nhằm tăng cường hỗ trợ cho những người tị nạn và các quốc gia mà họ đang tạm trú. Trong số các giải pháp, thỏa thuận mới thúc đẩy ng lại nhiều cơ hội tái định cư hơn, giống như giải pháp mà ông Bertine đã nhận được.

Ông Bertine phát biểu tại trụ sở LHQ để ủng hộ  “Hiệp ước Toàn cầu đối với Người di cư”. Ảnh: UNHCR

“Có một sự hiểu lầm về những người tị nạn là ai và những gì mà họ muốn - tất cả những người tị nạn mong muốn là một cơ hội”, theo ông Bertine. “Đôi khi chúng ta nhìn vào vấn đề di cư và tự hỏi, “điều đó sẽ khiến tôi phải trả giá bao nhiêu?”, nhưng chúng ta không nhìn vào nó từ phía ngược lại, rằng người tị nạn có thể mang lại những gì cho chúng ta? Liệu có phải họ có thể làm phong phú cộng đồng của chúng ta hay không?”

Với những gì đã trải qua khi còn là một đứa trẻ, ông Bertine rất thích làm việc với những đứa trẻ có nguy cơ và có thể kết nối với chúng ở mức độ sâu sắc hơn một giáo viên bình thường.

“Tôi hiểu họ đến từ đâu, những gì họ phải đối mặt, cảm giác như phải chống lại cả thế giới khi thậm chí không thể hiệu được tiếng Anh. Nhưng tôi cũng hiểu rằng, đó là cơ hội để tôi cho họ thấy rằng tôi đã nhận được nhiều thứ, rằng chúng ta sẽ cùng nhau làm việc từng bước một, và rằng họ thực sự có thể thành công!”, ông nhấn mạnh.

Đến nay, các học sinh cũ của ông thường quay lại, thậm chí nhiều năm sau khi tốt nghiệp, nhờ ông cho lời khuyên hoặc giúp đỡ họ trước những khó khăn mà họ đang vật lộn. Và họ cũng chính là những người ủng hộ lớn nhất của ông trên các phương tiện truyền thông xã hội, và giúp lan toả những cảm hứng tích cực từ chính cuộc đời của ông - từ một đứa trẻ tị nạn ở Mozambique trở thành hiệu trưởng của một trường học ở Hoa Kỳ.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & UNHCR)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Nikkei Asia trước thềm một hội nghị thượng đỉnh ba bên lịch sử ở Washington vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, số hóa, các mạng lưới truyền thông, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

TIN MỚI

Return to top