ClockThứ Ba, 31/07/2018 13:15

Hao gầy hồn cốt...

TTH - Thờ tự rườm rà, kiến trúc phô trương; vườn tược cũng khác xa lối xưa... những điều trên đang khiến cho “cửa thiền” đối diện với nguy cơ ngày càng trở nên “xa lạ”...

Tiếng chuông chùaNghệ thuật khảm Huế

Từ Hiếu - một trong những cổ tự nổi tiếng của Huế

Bẵng đi một thời gian quá lâu, ông mới lại được về thăm Huế quê hương. Sau khi thăm bà con lối xóm, anh em bè bạn, ông nhất định phải dành thời gian để lên dâng hương lễ Phật ở ngôi chùa mà cả gia đình ông đã thọ "Tam quy ngũ giới", cho dù biết sư trụ trì đã viên tịch từ lâu.

Trở về, ông có vẻ không được vui lắm. Nhưng cũng không nghe ông nói gì. Hôm chia tay rời Huế, trong câu chuyện, bất chợt nghe ông nhận xét chùa chiền bây giờ mở mang quá, toàn chùa to phật lớn cả.

- Cũng đúng thôi, xã hội phát triển, cuộc sống không còn phải quá lo chuyện áo cơm thì người ta hướng đến tinh thần. Có điều kiện kinh tế nên tín chủ phát tâm cũng nhiều, nhà chùa hội đủ tài lực để xây dựng...-  Tôi đáp cho có chuyện.

- Chùa to, Phật lớn, quy mô và sang trọng, nhưng cảm giác cứ... lành lạnh. Không biết anh có cảm thấy như vậy không?- Ông thủng thẳng hỏi. Tôi hơi lúng túng, không biết phải nên trả lời sao cho phải. Chùa thì tôi cũng hay đi, nhưng thường là mấy chùa "nho nhỏ" nơi tôi có một vài nhà sư quen biết. Còn nhưng nơi "chùa to, phật lớn" như ông nói thì tôi cũng ít đáo qua nên không dám nhận xét bừa.

Tuy nhiên, cái cảm giác như ông nói thì không phải là tôi mới nghe lần đầu. Có một thực tế là nhiều năm gần đây, chùa chiền được trùng tu, xây dựng nhiều. Và đã không trùng tu, xây dựng thì thôi, còn đã làm thì làm hoành tráng cả. Đó là nhờ sự "trợ duyên" từ các vị "đại thí chủ", hoặc là nhờ tài vận động của nhà chùa. Tuy nhiên, cũng có một thực tế nữa được không ít người nhận xét, rằng sau khi trùng tu, không hiếm những ngôi chùa đã không còn giữ được dáng dấp, hồn cốt  ngày trước của mình, mà thay vào đó là một hình hài "vạm vỡ, hào nhoáng", để lại giác hẫng hụt cho nhiều người.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn (TĐS), Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TW GHPGVN) trong một lần trò chuyện với chúng tôi đã bày tỏ mối ưu tư, ông lo nhất là sau khi chùa xây xong, có chùa sư trụ trì thuộc thế hệ trẻ, đôi lúc chưa thấu biết hết, thấy các pho tượng cũ quá nhỏ, không "tương thích" với ngôi chánh điện to lớn mới xây xong, bèn vô tư cho thay mà không biết chính những pho tượng "cũ và nhỏ" kia mới thực sự là bảo vật. Rồi chiều theo "thị hiếu", có nơi còn cho tôn trí, thờ thêm các tượng "lạ" của thánh này thần nọ trong chùa, điều mà thời chấn hưng Phật giáo ở những thập kỷ đầu thế kỷ 20, các vị cao tăng đã dần dà chấn chỉnh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng từng có lần phàn nàn với chúng tôi rằng, đến thăm chùa T. ông hết sức kinh ngạc khi thấy chánh điện của ngôi chùa này được thờ tự trang hoàng..."như một cái sân khấu" (!).

Thờ tự rườm rà, kiến trúc phô trương; vườn tược cũng khác xa lối xưa, đó không còn là khu vườn để lấy bóng mát, lấy hoa thơm, quả ngọt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, dâng cúng hàng ngày nơi chốn già lam, mà được cải tạo theo lối vườn cảnh để đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng ngoạn. Nghi lễ cúng kiến của một số sư tăng có khi cũng trở nên "lai tạp", sa đà với vàng mã, phù chú... Tất cả những điều trên đang khiến cho "cửa thiền" đối diện với nguy cơ ngày càng trở nên "xa lạ" với giới thức giả, "lạnh lẽo" với đa số phật tử nghèo... Chính Phó Ban Văn hóa TW GHPGVN, nhà nghiên cứu TĐS cũng từng thẳng thắn bày tỏ nỗi âu lo của mình ngay trong cuộc nói chuyện về di sản văn hóa Phật giáo tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế cách đây chưa lâu. Và những điều trên có phải là nguyên do khiến người đàn ông trước khi rời Huế mà tôi gặp đã phải trải lòng...

Bài, ảnh: Hiền An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không gian sống chữa lành

Ngày nay, nhu cầu chữa lành những tổn thương tinh thần là rất lớn. Nhiều người thường tìm đến những dịch vụ chữa lành mà quên đi rằng, việc tạo lập không gian sống phù hợp cũng giúp mang đến những trải nghiệm cân bằng, thư thái, giảm stress hiệu quả.

Không gian sống chữa lành
Lấy sáng cho nhà trong hẻm

Những ngôi nhà trong hẻm thường ở trong tình trạng thiếu sáng, bí bách. Việc lấy sáng cho nhà trong hẻm luôn được ưu tiên hàng đầu, bởi ánh sáng tự nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng, tác dộng trực tiếp đến cảm giác và sức khỏe con người

Lấy sáng cho nhà trong hẻm
Tre đương đại trong xây dựng

Một lần theo chân bạn về Hội An (tỉnh Quảng Nam), tôi khá ấn tượng khi ghé thăm nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh. Nhìn từ bên ngoài, công trình mang đậm nét đặc trưng cho hình ảnh làng quê Việt Nam với hàng cau thẳng đứng. Đặc biệt, kết cấu cột gỗ và khung tre vững chắc, nguyên, vật liệu thiên nhiên có sẵn làm cho người tham quan có cảm giác gần gũi của bóng dáng quê nhà. Người bạn tôi là dân kiến trúc chia sẻ: “Tre hiện đã là một xu hướng. Tre có thể biến hóa linh hoạt từ vật liệu xa xỉ cho đến dân dã, gần gũi với con người, nên có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Một số gia đình, nhà hàng, quán cà phê, homestay cũng chuyển sang thiết kế kiến trúc tre đương đại”.

Tre đương đại trong xây dựng
Return to top