ClockThứ Bảy, 28/12/2019 06:30

Háo hức chờ ngày di chuyển

TTH - “Nếu được Nhà nước cho đi là đi ngay, mệ xung phong đi trước”, “riêng tui, nếu có miếng đất để đi, ngay ngày mai tui vứt lại hết, đi luôn...”. Ấy là hai trong nhiều tâm tư của người dân sống trong khu vực 1, Kinh thành Huế.

Xây dựng Trường mầm non Hương Sơ cho các hộ thuộc diện di dời tại khu vực I di tích Kinh thành HuếUBND thành phố lấy ý kiến về chủ trương xây nhà ở Dự án Bảo tồn tu bổ Kinh thành HuếHĐND tỉnh phát động ủng hộ người nghèo thuộc Dự án di dời tái định cư, giải phóng mặt bằng Kinh thành Huế

Khu dân cư Hương Sơ được đầu tư hạ tầng đồng bộ. Ảnh: Phong Nguyễn

Ngôi nhà của anh Thái Văn Bửu (tổ 14, phường Thuận Lộc, TP. Huế) chỉ chừng hơn 10m2, được cha mẹ cho ra riêng từ khi anh lấy vợ sinh con. Cha mẹ cũng chỉ còn khoảng chừng đó để sống cùng hai người con nhỏ hơn. Gọi là nhà, nhưng với người lần đầu đến như tôi thì chỉ có thể chắc chắn điều đó khi nhìn thấy bên trong có giường, chăn màn và hai đứa trẻ đang cười rất tươi. Anh Bửu từng ra thăm trực tiếp hạ tầng khu dân cư mới bắc Hương Sơ, nơi những hộ gia đình di dời đầu tiên sẽ chuyển đến. Cảm giác khó tả khi trước anh là không gian mới rộng thênh, sáng đẹp với hệ thống điện, đường, cây xanh, vỉa hè… đối lập hoàn toàn với lối kiệt nhỏ dẫn lên nơi gia đình anh và hàng chục ngôi nhà khác đang chen chúc, ken cứng. Anh Bửu vui vẻ: “Mình là hộ phụ, nên khi di dời thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ một lô đất khoảng 60m2, vậy là quá quý rồi. Chừ mong đến ngày đi cho rồi”.

Thuộc thế hệ thứ hai nương níu Thượng thành, chị Nguyễn Thị Thạnh (tổ 12, phường Thuận Hòa) cũng trông chờ ngày có “lệnh” dời đi. Thu nhập khó khăn, ít ỏi, nên dù quanh nhà có đầy muỗi mòng, chuột gián, nếu không được Nhà nước hỗ trợ thì vợ chồng chị cũng chẳng bao giờ nghĩ đến việc dời đến nơi ở khác. “Ra Hương Sơ, mình đi làm xa hơn một chút nhưng chắc chắn cơ hội có một cuộc sống mới cho các con lại gần hơn. Vậy nên, không chỉ vợ chồng chị mà tất cả mọi người trong gia đình, bà con trong khu vực cũng rất mừng với chủ trương của Nhà nước và mong nhanh đến ngày di dời”, chị Thạnh nhẹ nhàng.

“Sẽ không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc di dân lịch sử này”, đó là lời hứa của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trước người dân đang sống trong khu vực 1, Kinh thành Huế. Lời hứa ấy cũng là quyết tâm chung của cả hệ thống chính trị của Thừa Thiên Huế và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Tại thời điểm này, tuy có sự hỗ trợ của Trung ương nhưng kinh phí triển khai dự án di dời, giải phóng mặt bằng khu vực 1, Kinh thành Huế vẫn gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, tỉnh vẫn “nóng ấm” quyết tâm di dời người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn như kế hoạch. Các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân cũng quan tâm đóng góp theo Thư kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu để ủng hộ người dân nghèo thuộc dự án. Yên lòng các hộ nghèo và những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các phường đều phân công lực lượng cụ thể để hỗ trợ các gia đình trong thời gian di chuyển.

Ngày chúng tôi đến thăm hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới bắc Hương Sơ – nơi ở mới của người rời đi từ Thượng thành, cảm nhận niềm vui cũng lan tỏa trên bàn tay thoăn thoắt và khuôn mặt cười của những công nhân cuối cùng trên công trường. Ai cũng mừng vì không lâu nữa đây sẽ là khu dân cư mới xanh – sạch – sáng của người dân Thượng thành. Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng đã đưa người dân đến đây thăm và trực tiếp trả lời những thắc mắc còn vướng bận. Trong không khí ấm áp và nhiều cảm xúc ấy, những nỗi lo ngổn ngang của các hộ dân di dời trong đợt đầu tiên dần được thu xếp lại.

Có người gọi nỗ lực thực hiện dự án di dời, giải phóng mặt bằng khu vực 1, Kinh thành Huế là việc “trả nợ” đối với di tích lịch sử. Trân quý và đầy tin tưởng khi là món nợ ấy đang được Thừa Thiên Huế thực hiện một cách thận trọng, quyết tâm và có được sự đồng thuận, thống nhất từ những người dân trong cuộc, đến các cấp các ngành cấp Trung ương.

Xuân mới đang về, cũng là thời điểm người dân Thượng thành đếm ngược từng ngày để “đón lệnh” di dời theo kế hoạch của UBND tỉnh. Đợt di dân đầu tiên này có ý nghĩa tiền đề để tỉnh hoàn tất việc di dời tổng cộng hơn 4.200 hộ trong thời gian từ nay đến năm 2025. Sự thành, không những giấc mơ thoát khỏi “khu ổ chuột giữa lòng Cố đô” đến nơi ở mới tốt hơn của người thành hiện thực, mà còn là cung bậc cảm xúc để thấy Huế thực sự là “xứ sở của hạnh phúc”.

Bài, ảnh: Thu Thủy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vàng son một thuở

Lần đầu tiên, hơn 100 tài liệu có lưu hình dấu và bút tích ngự phê cùng nhiều hình ảnh về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế được tái hiện sinh động qua triển lãm ngay trên chính khu vực Kỳ đài, Thượng thành, Kinh thành Huế.

Vàng son một thuở
“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”

Là chủ đề của Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức chiều 17/1 tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội. Tham dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo du khách tham quan di tích Huế.

“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”
Dang dở chỉnh trang các hồ trong Kinh thành Huế

Đến tháng 4/2024, gói thầu số 24 thuộc Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) – tiểu dự án Thừa Thiên sẽ hết hạn hợp đồng, nhưng đến nay nhiều hạng mục vẫn còn dở dang, đặc biệt là hạng mục nạo vét, chỉnh trang 5 hồ trong hệ thống thủy đạo của Kinh thành Huế.

Dang dở chỉnh trang các hồ trong Kinh thành Huế
Tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tới

Từ ngày 14 đến 17/11, trên địa bàn tỉnh có mưa to, mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 500mm. Cần đề phòng sạt trượt ở vùng núi, ngập úng vùng thấp trũng.

Tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tới
Return to top