ClockThứ Hai, 31/12/2012 17:30

Háo hức Tết Việt

TTH - Không khí mùa xuân đang gõ cửa khắp phố phường. Hòa chung vào niềm vui xuân, nhiều lưu học sinh Lào đã ở lại để được khám phá Tết cổ truyền của Việt Nam.

Nói về Tết cổ truyền Việt Nam, Boua Khăm, cô sinh viên người Lào của Trường đại học Y dược Huế háo hức nhớ lại: Sau khi thầy giáo tuyên bố cả lớp chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán, Boua Khăm vội vàng chở cô bạn cùng phòng ra bến xe cho kịp chuyến Huế -Atapu. Tiễn bạn lên xe, Boua Khăm tuy cũng hơi buồn, nhưng nghĩ đến cái Tết mà trước đây chỉ nghe các bạn người Việt kể thì nỗi buồn tan biến, thay vào đó là sự háo hức tò mò. Sự háo hức đó càng được nhân lên khi Boua Khăm được Thuỷ, cô bạn thân học cùng lớp quê Phú Vang mời về nhà ăn Tết cùng gia đình. Boua Khăm nhận thấy không khí những ngày giáp Tết ở Huế tấp nập và nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường. Trên trục đường Hùng Vương, Lê Duẩn bắt đầu xuất hiện nhiều loại hoa, trong đó nổi bật lên những cây to có hoa màu vàng, màu hồng, hỏi ra Boua Khăm mới biết đó là hoa mai, hoa đào tượng trưng cho mùa xuân ở Việt Nam. Boua Khăm như bị cuốn theo Tết truyền thống của người Việt với hàng loạt công việc được tham gia cùng Thủy như: lau chùi nhà cửa, dọn dẹp đồ cũ, mua hoa chưng Tết… “Một cảm giác ấm áp lạ thường, giống như nhà của Boua Khăm ở Khămmuộn vậy”, Boua Khăm tâm sự. Ấn tượng sâu sắc nhất của Boua Khăm là được tham gia làm mứt, dầm dưa hành, củ kiệu, gói bánh chưng, bánh tét cho ngày Tết và được nghe ba mẹ Thủy giải thích ý nghĩa từng món ăn này đầy tự hào. “Rất may là vốn tiếng Việt của em đủ để hiểu hết những gì ba mẹ Thủy giới thiệu, để thấy được nét đẹp truyền thống của Tết Việt”, Boua Khăm tự hào. Boua Khăm thích cảm giác cả nhà quây quần bên bếp lửa nấu bánh cùng cúp hạt dưa, ăn mứt gừng trong rộn ràng điệu nhạc “Tết, tết, tết, tết đến rồi”… “Khoảnh khắc ấy, em ước mình không còn là cô sinh viên y khoa mà là nhà văn để diễn tả được những cảm xúc bằng lời. Ở Lào, Tết cũng là thời điểm được mọi người mong chờ, nhưng không chuẩn bị công phu như Tết truyền thống của người Việt”, Boua Khăm so sánh.

Lưu học sinh Lào chế bến món ăn Lào mời cha mẹ đỡ đầu của mình

Khác với Boua Khăm, Chansamon-học viên cao học Khoa Ngôn ngữ học, Trường đại học Khoa học Huế - hai năm học ở Huế đều ở lại ăn Tết truyền thống Việt Nam. Chansamon thích được chứng kiến cảnh người Việt tất bật ngược xuôi để chuẩn bị đón Tết. Chansamon còn biết được người Việt thường dành dụm tất cả những gì tốt đẹp nhất, thiêng liêng nhất cho ngày Tết. Người giàu thì náo nức sắm Tết, những người nghèo hơn cũng biết chắt chiu để có cái Tết no đủ. Chansamon rất trân trọng sự chắt chiu đó của người Việt. Chansamon tâm sự: “Đối với tôi, Việt Nam như là quê hương thứ hai của mình, vì vậy tôi muốn khám phá để hiểu biết nhiều hơn về nét đẹp văn hóa của quê hương thứ hai này và tôi đã tìm thấy nó qua Tết cổ truyền”.

Ở Việt Nam, Chansamon có nhiều bạn. Có người bạn ở Quảng Nam mời Chansamon về ăn Tết, nhìn mâm cơm ngày Tết của gia đình bạn, Chansamon càng hiểu thêm truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam. Chansamon thích được đi du lịch trong những ngày đất trời Việt Nam rực rỡ sắc xuân, thích ngắm những chậu quất cảnh lúc lỉu quả, ngắm hoa đào, hoa mai thi nhau đua sắc. Đặc biệt Chansamon thích phong tục đi chúc Tết vào đầu năm mới của người Việt, thích được nhận tiền lì xì và được lì xì lại các em nhỏ đầu xuân.
 

Các em lưu học sinh Lào vui vẻ ấm cúng trong gia đình của cha mẹ đỡ đầu

 
Còn với Sanlada Khămla, sinh viên Trường đại học Sư phạm Huế, dù hai lần ăn Tết truyền thống của người Việt Nam, nhưng đôi mắt cô vẫn ánh lên sự háo hức chờ đợi thêm một cái Tết nữa: “Trước đêm giao thừa, chúng em được nhà trường, bạn bè và ba mẹ đỡ đầu tổ chức đón Tết với bánh chưng, bánh tét, hoa mai cùng những phong bì lì xì đỏ chói….đón Tết cổ truyền Việt Nam thật nồng ấm và hạnh phúc”.
Bài Tết
Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top