ClockThứ Hai, 17/02/2020 13:30

Hạt nhân trong nghiên cứu khoa học

TTH - Trong gian phòng thí nghiệm yên tĩnh tại tầng hai thuộc Trường ĐH Khoa học, Đại học Huế, GS. TS. Đinh Quang Khiếu và các đồng sự đang thực nghiệm những vật liệu, chất liệu mới. Đây là nơi mỗi năm "sản sinh" ra 10 bài báo quốc tế và họ là một trong nhiều nhóm nghiên cứu mạnh của ĐH Huế.

Pha chế dung dịch rửa tay khô cho gần 3.500 sinh viên, học sinh6 nghiên cứu sinh được trao bằng tiến sĩ y học

Nghiên cứu vật liệu thế hệ mới ứng dụng cao trong việc xử lý ô nhiễm môi trường

Hiện tại, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế đã thành lập hai nhóm nghiên cứu mạnh. Đây đều là những lĩnh vực khoa học có truyền thống ứng dụng cao, nhiều bài báo công bố quốc tế thường xuyên.

Trong đó, nhóm ngành công nghệ sinh học do GS. TS. Nguyễn Hoàng Lộc làm trưởng nhóm chuyên nghiên cứu các biểu hiện dị hợp ở thực vật một số gen hữu ích có nguồn gốc từ vi sinh vật; Cơ chế chuyển hóa phân tử trong sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học ở các loài cây thuốc đặc hữu và các hệ thống biểu hiện dị hợp để sản xuất protein và enzyme có giá trị. Nhóm ngành hóa học do GS. TS. Đinh Quang Khiếu đứng đầu, chuyên nghiên cứu vật liệu thế hệ mới dùng để ứng dụng xử lý ô nhiễm môi trường, phân tích môi trường.

Nhóm nghiên cứu của GS.TS. Đinh Quang Khiếu đang hoạt động theo ba hướng chính. Đáng chú ý nhất là phân tích điện hóa trên nền vật liệu tổng hợp. GS. Khiếu chia sẻ: “Chúng tôi phát triển về mảng điện cực, hay còn gọi là đầu dò. Hiện tại, lý thuyết của đề tài này đã được quốc tế công nhận. Nhóm đang trên hướng thu nhỏ lại phần đầu dò để độ nhạy, kích thước phù hợp”.

Được biết, vật liệu khung hữu cơ kim loại trên nền graphene từ nghiên cứu có thể phát hiện được chất Auramine o, hay còn gọi là vàng ô. Đây là loại màu công nghiệp độc hại, nhưng nhiều người vẫn sử dụng để ngâm tẩm vào măng, thịt gà. Ngoài ra, nó có thể chỉ chất tạo màu đỏ Rhodamine-B thường dùng trong ớt bột, hạt dưa, son môi.

Nhóm nghiên cứu còn tiến hành các thí nghiệm về nano oxit để phân tích các chất như Clenbuterol (chất thường được đưa vào thuốc để giảm cân), Salbutamol (đưa vào thức ăn để tăng trọng cho lợn)… Để có được những nghiên cứu thiết thực, bề dày truyền thống và việc thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh là động lực lớn giúp các giáo sư và đồng sự cống hiến cho khoa học.

TS. Phan Tuấn Anh, Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác Quốc tế Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cho biết. “Nhìn chung, các nhóm nghiên cứu mạnh của trường sau khi được chính thức công nhận đã đi vào hoạt động và có nhiều dự án, đề tài thiết thực. Đây là bước đệm vững chắc để những nhà giáo, đồng thời là các nhà khoa học phát huy được sở trường, nâng cao hiệu quả và chất lượng nghiên cứu”.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu mạnh cũng gặp phải những khó khăn. Đặc biệt là trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu để đảm bảo tính mới mẻ, ưu việt của đề tài. Trong khi đó, đặc thù của nghiên cứu khoa học là phải chính xác tuyệt đối. Vì vậy, vẫn còn tình trạng nhiều mẫu đo đạc phải gửi đến các tỉnh, thậm chí là ra nước ngoài để xử lý, phân tích.

Cũng từ vấn đề này, TS. Phan Tuấn Anh mong muốn một cơ chế thiết thực để các nhóm nghiên cứu mạnh có thể sử dụng chung cơ sở vật chất của các trường đại học thành viên. Khi cánh cửa này rộng mở, với điều kiện thí nghiệm, trang thiết bị tốt nhất hiện có, tin rằng công tác nghiên cứu khoa học sẽ đạt được kết quả tối ưu.

Chia sẻ về các nghiên cứu mang tính thiết thực sắp tới, GS. TS. Đinh Quang Khiếu “bật mí”, đó là loại cacbon từ trấu với hoạt tính cao: “Diện tích bề mặt, các chỉ số, hoạt tính của loại cacbon này ưu việt hơn rất nhiều so với cacbon từ vỏ chanh, vỏ chuối. Sẽ có nhiều ứng dụng thiết thực trong xử lý môi trường”. Có thể nói với những đề tài thiết thực, nhóm nghiên cứu mạnh tại Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế đang thể hiện rõ vai trò hạt nhân trong hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao vị thế của ngôi trường vốn có bề dày về nghiên cứu khoa học này.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top