ClockThứ Hai, 18/03/2013 05:48

Hãy cứu giúp bố con bác Trọn

TTH - Trong căn nhà ẩm thấp nằm khuất ở cuối xóm 4, thôn Thanh Hà, chúng tôi thật xót thương khi nhìn hình ảnh cha con bác Trọn nằm bất động trên chiếc giường cũ nát.

Bà Nguyễn Thị Chín, vợ bác Trọn nói: “Khổ quá chú ơi, mấy chục năm nay gia đình đâu có cảnh vui xuân, đón Tết. Vừa rồi nhờ có mấy thầy ở Tịnh xá Ngọc Hương, gia đình tôi mới có mứt và bánh. Lời nói của bà Chín làm tôi nghẹn lại. Bà kể, từ ngày sinh đứa con gái là Hà Thị Thu, gia đình vướng vào nỗi khổ. Lúc Thu lên 5 tuổi thì phát bệnh tiểu đường. 20 tuổi Thu lại bị suy thận cấp. Các bác sĩ khuyên phải thường xuyên lên bệnh viện để chạy thận nhưng không có tiền chạy chữa hơn 10 năm nay. Mỗi khi Thu lên cơn đau, nó vật vã la hét, tôi chỉ biết nhìn con mà nuốt nước mắt vào trong.

Bà Chín chăm sóc con gái Nguyễn Thị Thu đau liệt giường

32 tuổi, như người khác đã có một mái ấm gia đình, một ngôi nhà hạnh phúc, thế mà với Thu - người con gái đang ôm bệnh, em chưa bao giờ dám mơ ước, dù chỉ trong ý nghĩ. Thu chia sẻ: “Có những hôm, em nghĩ đến cái chết để nhẹ đi gánh nặng cho gia đình, nhưng nghĩ mình chết đi mẹ sẽ buồn. Cả đời mẹ đã khổ vì con. Mẹ vẫn mong em lành bệnh, nhưng số phận em như vậy, không biết những ngày tháng sắp đến sẽ ra sao”.

Phận của Thu là gánh nặng của gia đình chưa tìm lối ra thì tai họa lại ập đến khi trụ cột chính trong nhà là bác Hà Văn Trọn, cha của Thu hàng ngày đi bán vé số để nuôi cả gia đình bỗng bị tai biến mạch máu não vào cuối năm 2009. Kể từ đó, bác Trọn phải nằm liệt giường, chuyện gánh vác gia đình đè lên vai bà Chín. Bà con ở thôn Thanh Hà thấy hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật của gia đình bác Trọn, người thì hỗ trợ vài lon gạo, người cho củ khoai giúp cho bác Trọn sống qua ngày. Còn tiền thuốc thang cho bác Trọn, em Thu, bà Chín chẳng biết kiếm ở đâu. Nhiều năm qua bà đã vay mượn nhiều nơi, hiện nợ gần 20 triệu đồng từ người thân, họ hàng không biết khi nào hoàn trả.

Những vật dụng, đồ dùng trong nhà lần lượt được bà đem bán lo cho bác Trọn và Thu. Bản thân bà bị bệnh hen nhưng hàng ngày phải dậy sớm để lo cơm nước, vệ sinh cho chồng và con gái, rồi bắt đầu ra chợ để buôn mớ rau, mớ hành. Có hôm ế ẩm bà phải đi xin gạo, đồ ăn chị em ở chợ mang về cho chồng cho con lót bụng qua ngày. Bà Chín buồn bã nói: “Thời buổi bây giờ thật quá khó khăn. Ngày trước có chồng đi bán vé số, tui cũng đỡ chừ thì gia đình rơi vào cảnh túng bần”

Ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết: “Hoàn cảnh của bà Chín hết sức đáng thương. Bây giờ cảnh sống của gia đình bác Trọn chỉ nhờ vào đứa con trai làm nghề phụ hồ để sống. Chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện cưu mang giúp đỡ, như đưa vào diện chính sách hộ nghèo, vận động bà con, hội đoàn quyên góp tiền bạc, gạo... Nhưng chuyện giúp đó không được lâu dài vì nguồn lực của mọi người cũng có hạn. Chúng tôi cầu mong các nhà hảo tâm gần xa mở rộng tấm lòng cứu giúp cho gia đình bác Trọn vượt qua nỗi đau bệnh trong thời gian này”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Bà Nguyễn Thị Chín, 55 tuổi, xóm 4, thôn Thanh Hà, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc qua Tổ Bạn đọc Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, Huế.

Khánh Quan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Return to top