ClockThứ Hai, 05/02/2018 10:19

Hãy nghĩ đến con

TTH - Cứ tưởng may mắn đến sớm, hồi H. học trung học cơ sở, nghe ba được hưởng một phần thừa kế của ông bà nội, cộng với tiền tiết kiệm bấy lâu cũng gần đủ tiền mua nhà.

“Không phải lỗi của em. Xin đừng tránh mặt anh”, “Anh tin ba mẹ anh sẽ không vì chuyện của mẹ mà không nhìn nhận em”… H. đọc đi đọc lại những dòng tin nhắn người yêu gửi đến mà cô không trả lời. Quyết định rời quê ra đi, dứt bỏ hôn ước với T., H. đã cân nhắc rất kỹ, dù anh vẫn luôn đưa bờ vai cho cô tựa vào.    

Chị em H. sinh ra và lớn lên ở những căn phòng trọ. Ba là thợ nề, quanh năm vất vả ở những công trình, mùa mưa không có việc ba tranh thủ đi xe ôm, kiếm thêm đồng nào hay đồng đó. Mẹ H. trước đây là thợ làm tóc, sau này phải ở nhà để chăm các con. Ước mơ của ba là tích lũy để mua được căn nhà chung cư, sau này ngày các con đến tuổi dựng vợ gả chồng có chỗ làm lễ cho đàng hoàng.

Cứ tưởng may mắn đến sớm, hồi H. học trung học cơ sở, nghe ba được hưởng một phần thừa kế của ông bà nội, cộng với tiền tiết kiệm bấy lâu cũng gần đủ tiền mua nhà. Nhưng tìm chưa ra nhà thì mẹ ôm tiền theo người đàn ông khác. Cay đắng, uất hận ba nuốt cả vào trong, một mình vừa kiếm tiền, vừa chăm con. Hết tiền, mẹ thân tàn tạ trở về. Gia đình nội nhất quyết phản đối, bạn bè ba mỗi người một câu, nói ra thì nhiều nói vào thì ít: “Vợ thế thì thà không có còn hơn”… Thương con, ba gạt qua tất cả.

Các con lớn, mẹ H. liên hệ với một quán cà phê làm nghề “ghi số”. Ba vẫn miệt mài bán sức lao động, tiếp tục nuôi ước mơ thoát cảnh ở trọ. Học xong phổ thông, H. cũng học nghề làm tóc, ra nghề chưa có tiệm nhưng công thợ cũng giúp cô tự lo được cho bản thân, tính tình lại nết na nên dù là con nhà nghèo cô vẫn được gia đình người yêu hết mực yêu thương.

Nhưng mẹ cô một lần nữa ôm tiền của gia đình theo người đàn ông khác...

Một lần nữa, ước mơ của ba lại sụp đổ khi sắp chạm đến. Từ ngày "ghi số", mẹ quan tâm hơn đến ngoại hình, nhiều hôm gần sáng mới về nhà, bước thấp bước cao, miệng lè nhè biện minh với ba “Khách trúng nên rửa. Không đi là mất mối”… Ba cố ngăn, nhưng bất lực. Và chuyện gì đến đã đến.

Phận làm con dù không muốn lên án mẹ, nhưng nói chị em H. không giận mẹ là nói dối. Cô đã chọn cách trốn chạy dù không biết tương lai sẽ thế nào. Ba cô giờ không còn đủ sức để một lần nữa làm lại, ước mơ đơn sơ của ông đã không thành. Đồng ý với lựa chọn của con gái, nhưng một vài giọt lệ đã chảy ra từ khóe mắt người đàn ông khi tự hỏi: “Sao vợ mình không nghĩ cho các con?”.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hai chú cháu đều là con liệt sĩ thời bình

Đó là hai chú cháu Trung tá Lê Quang Hoàng, trợ lý Ban Cán bộ và Thiếu úy Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Phạm Thiên Hà, nhân viên Ban Tuyên huấn, cùng công tác tại Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hai chú cháu đều là con liệt sĩ thời bình
Từ việc thu hút khách nhờ mưa ở Ukraine nghĩ về Huế

Hiện nay, dòng khách từ các nước Trung Đông đến TP. Lviv (Ukraine) tăng đột biến nhờ nơi đây mưa nhiều. Phải chăng, với những thay đổi nhu cầu khác lạ và mới được hình thành, mưa Huế cũng sẽ trở thành sản phẩm hấp dẫn.

Từ việc thu hút khách nhờ mưa ở Ukraine nghĩ về Huế
Cho con học tại trường quốc tế chỉ phí tiền có đúng không?

Các trường quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều cho thấy nhu cầu lựa chọn loại hình giáo dục này của các bậc phụ huynh đang tăng lên. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cho con học tại trường quốc tế chỉ phí tiền. Liệu điều này có thực sự đúng đắn?

Cho con học tại trường quốc tế chỉ phí tiền có đúng không
Lời con trẻ

Trẻ con cũng sẽ bớt chơi vơi khi phải lựa chọn sống cùng những người mà chúng yêu thương.

Lời con trẻ
Return to top