ClockThứ Tư, 13/04/2022 15:10

Hãy thử một lần là người bệnh

Sau một đêm ngủ dậy, chợt thấy bệnh cũ có dấu hiệu bất thường. Bấm máy gọi cho bác sĩ quen, ông bảo đi bệnh viện ngay. Vậy là tôi vội lục túi, lấy xấp hồ sơ cùng cái giấy hẹn tái khám rồi đi bệnh viện ngay.

Do tháng nào cũng đi viện tái khám nên thủ tục với tôi không quá lạ lẫm. Bữa nay bệnh viện đã bỏ khâu khai báo và test covid, nên đỡ một khối thời gian. Nhưng bốc số, nộp giấy tờ làm thủ tục vào khám là khâu mặc định, không thể bỏ qua. Sau giai đoạn căng thẳng của dịch, như cái lò xo nén lâu ngày bây giờ bung ra, người đi khám bệnh rất đông. Tôi xin số thứ tự, đợi gần 2 tiếng đồng hồ vẫn chưa đến phiên, dù lo cho sự tiến triển của cơn bệnh nhưng vẫn phải đợi, không cách nào khác. Xung quanh, bao nhiêu người đau, bao nhiêu người đợi, đâu phải một mình mình.- tự an ủi như vậy cho đỡ sốt ruột.

Cuối cùng thì cũng được xướng danh, người như giãn ra, rất sướng. Khấp khởi nộp số và hồ sơ vào, cô nhân viên liếc qua tờ giấy hẹn tái khám, ngẩng lên chất vấn: “Tại sao chưa đến ngày hẹn lại đã đi khám?”; “Bệnh của tôi có triệu chứng bất thường cô ạ.”; “Bất thường thế nào, phải vào khoa, xin xác nhận của bác sĩ rồi mới ra đây làm thủ tục”. Tôi choáng váng. Chạy vào khoa xin xác nhận, có thể không phức tạp, nhưng đến khi trở ra, lại phải chờ đợi giữa cả đống người thế này, thì có mà… chết! Ngao ngán quá, tôi chỉ cho cô ta đọc cái dòng ghi rõ trên giấy hẹn “…hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước đó nếu có triệu chứng bất thường” vậy nhưng vẫn bị lắc đầu nguầy nguậy: “Ghi thế, nhưng phải vào lấy xác nhận của bác sĩ đây mới làm, thủ tục nó vậy, không thì thôi, không cách nào khác!”. Biết không thể thuyết phục được, đành chấp hành vậy. Ai bảo mang bệnh vào thân, ráng đỡ…

Những ngày điều trị rồi cũng qua đi, nhưng bây giờ ngồi nhớ lại vẫn còn thấy sợ. Sao lại cứ phải khó khăn, đánh đố người bệnh như vậy nhỉ. Thủ tục nếu quy định cứng ngắt như thế thì ngay sau cái câu “hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước đó nếu có triệu chứng bất thường” hãy có mở đóng ngoặc đơn ghi rõ (cần lấy xác nhận của bác sĩ trước khi làm thủ tục tái khám); hoặc là bác sĩ điều trị dặn dò, lưu ý với người bệnh như vậy khi cấp giấy hẹn tái khám. Như thế sẽ thuận tiện và đỡ phiền hà, ức chế cho người bệnh biết bao nhiêu.

Chắc chắn đã có rất nhiều người bị “va” như trường hợp của tôi; và cơ sở khám chữa bệnh hẳn không thể không biết rõ điều ấy. Nhưng một thao tác đơn giản để gỡ khó cho người bệnh sao lại không khắc phục, giải cứu?!! Hãy là người bệnh một lần đi, các vị sẽ thấm và cảm thông điều này.

Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Họ có đặt mình vào vị trí của người bệnh?!

Mấy hôm nay chuyển trời, nghe trong người không được khỏe nên cô tôi quyết định đi khám cho chắc chuyện. Có bảo hiểm y tế (BHYT), nhưng cô mua cốt để phòng khi xui xẻo phải nhập viện, còn bình thường, cô hay đến các phòng khám tư cho nhanh gọn, ít rườm rà. Lần này, theo giới thiệu, cô tìm đến phòng khám của bác sĩ D., một bác sĩ nội khoa khá nổi tiếng.

Họ có đặt mình vào vị trí của người bệnh
Người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần:
Lợi trước mắt, hại lâu dài - Kỳ 1: Hệ lụy cho người lao động

8 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh có gần 9.000 người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, tăng gần 3.000 người so với cùng kỳ năm trước. Việc rút BHXH một lần là giải pháp tình thế, song sẽ để lại hệ lụy lâu dài cho người lao động (NLĐ) vì họ sẽ rất thiệt thòi khi rời khỏi hệ thống an sinh này.

Lợi trước mắt, hại lâu dài - Kỳ 1 Hệ lụy cho người lao động
Trách nhiệm với người bệnh

“Những năm qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã thực hiện tốt phong trào hiến máu tình nguyện. Hàng năm, chúng tôi phối hợp với Trung tâm Huyết học và truyền máu – Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức từ 1 đến 2 đợt hiến máu với hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia”. Đó là chia sẻ của Thượng tá Trương Viết Hải, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh.

Trách nhiệm với người bệnh
Lan tỏa phong trào hiến máu, hiến tạng

Ngày 26/6, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức Chương trình Hành trình Đỏ “Kết nối dòng máu Việt”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài cùng đại diện các cơ quan đơn vị, hàng trăm hội viên Hội Chữ thập đỏ, tình nguyện viên hiến máu

Lan tỏa phong trào hiến máu, hiến tạng

TIN MỚI

Return to top