ClockThứ Tư, 15/09/2010 20:30

Hãy yêu thương đúng cách

TTH - Trong những phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, thường là các bị cáo bày tỏ niềm ân hận vì hành vi phạm tội. Nhưng trong vụ án này, người đau đớn nhất lại là mẹ của bị cáo...
Minh họa: Hương Trà

Hôm đó, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh xét xử phúc thẩm một vụ án "Trộm cắp tài sản" và "Cướp giật tài sản" do bị cáo có kháng cáo xin giảm nhẹ mức hình phạt. Lợi dụng sơ hở của một nhà ở phường Thuỷ Xuân (TP Huế), T. N. L chôm một số tài sản của khổ chủ, trị giá 4.300.000đ. Ngoài hành vi trên, L còn khai nhận 2 lần dùng phương tiện là xe mô tô, áp sát, giật tài sản của bị hại là các phụ nữ chạy xe máy cùng chiều...

Cháu không thiếu thốn về vật chất, nhưng...
 
Bị cáo chưa đầy 19 tuổi, nhưng mặt mũi "anh chị". Theo tài liệu trong hồ sơ vụ án, T. N. L là con duy nhất của hai vợ chồng đều làm nghề buôn bán. Với điều kiện như vậy, có lẽ cậu ta không phải thiếu thốn về vật chất mà do được nuông chiều, lêu lổng thành ra hư.
 
Tôi hỏi: "Có phải do thiếu thốn về vật chất mà cháu phạm tội"? Hai bàn tay L cứ ngọ ngoạy không ngớt trong chiếc còng màu trắng lạnh lẽo. Ậm ừ một lúc lâu, cậu ta kể: "Từ nhỏ, cháu đã được sống sung sướng thừa thãi. Cháu thích thứ gì đều được ba mẹ mua cho thứ đó. Thậm chí, cả những thứ cháu không yêu cầu, ba mẹ cũng mua về chất đống trong phòng cháu. Ba mẹ cháu thường đi làm ăn xa, thường xuyên phải vắng nhà, nên thuê một người giúp việc ở cùng với cháu. Bác ấy sống một mình, không chồng, con nên đồng ý ở với gia đình cháu. Cháu đi chơi khuya đến mấy, bác ấy cũng không nói gì. Điều đó làm cháu thích thú. Nhưng chỉ được một thời gian, hầu như chẳng có ai bên cạnh, cháu thấy buồn quá. Nói cô đừng cười, nhiều lúc, cháu còn thấy cô đơn nữa. Nên đi bụi. Chôm chỉa và giật đồ của người ta cho...vui (!)”.
 
Con ơi mẹ có lỗi
 
Phòng xét xử mỗi lúc càng có đông người đến tham dự phiên toà. Tôi hỏi L: “Trong đám đông ấy, có ba, mẹ của cháu không”? “Dạ có. Ba cháu ngồi góc kia, còn mẹ cháu đứng ngoài hành lang”. Tôi không thể không thầm ngạc nhiên. Sao họ không ngồi cùng nhau như bao nhiêu người khác, có con trong cảnh ngộ này, cần bố mẹ là chỗ tựa tinh thần.
 
Mẹ của L, có vẻ như đang kìm nén đau lòng, cố gắng xóa dấu vết đỏ hoe trong mắt. Chị mở lòng tâm sự: “Tui biết phải làm răng để tòa hiểu được mà tha thứ phần nào cho L. Cháu nó đến nông nổi này là do tui. Do cả hai vợ chồng tui. Cô biết vì răng mà L không có em? Không phải tui không sinh được, càng không phải vì hoàn cảnh kinh tế, bởi cả hai vợ chồng tui đều làm ra nhiều tiền. Chỉ bởi, cách đây mấy năm, tui với chồng có nhiều mâu thuẫn, không còn tình cảm. Anh ta nhiều lần đề nghị tui ra tòa ly hôn, nhưng tui năn nỉ, thuyết phục, để thằng L có gia đình, có ba, có mẹ, không bị tổn thương. Khi mô con khôn lớn trưởng thành, rồi tính... Chừ, tui phải thừa nhận rằng, đó không phải là lý do duy nhất. Thực ra, tui muốn níu kéo anh ta, để không mang tiếng và xấu hổ với thiên hạ vì bị chồng bỏ. Từ lâu, anh ta đã có người phụ nữ khác. Buồn. Chán. Tui lao vào làm ăn, chẳng thiết về nhà. Về làm chi, càng đau lòng vì lạnh lẽo. Tui bù đắp cho con bằng những thừa mứa vật chất. Trong lúc tui vẫn biết, những thứ đó không phải là tất cả, nhất là với một đứa trẻ. Thiếu thốn tình cảm, không được cha mẹ gần gũi, uốn nắn, chừ thằng L mới ra nông nỗi này. Con ơi, mẹ có lỗi”... Mẹ L không nén được tiếng nấc nghẹn ngào.
 
Tại phiên tòa, L thành khẩn khai nhận mọi hành vi phạm tội của mình. Nhưng khi hội đồng xét xử hỏi: “Vì sao bị cáo trộm cắp và cướp giật tài sản của người khác”? Cậu ta đã không có câu trả lời. Phía sau, người bố cũng cúi đầu im lặng. Người mẹ lấy ống tay áo quệt nước mắt lại vừa ứa ra.
 
Quỳnh Anh 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân
Return to top