ClockChủ Nhật, 20/11/2016 09:55

Hé lộ ảnh bộ lạc Amazon bí ẩn không tiếp xúc người ngoài

Những bức ảnh mới nhất chụp từ trên không cho thấy đời sống của một bộ lạc không tiếp xúc với bên ngoài ở vùng rừng rậm Amazon, với dân số chỉ khoảng 100 người.

Tạp chí Time công bố 100 bức ảnh có ảnh hưởng nhất mọi thời đại23 bức ảnh cho thấy Trung Quốc đông dân đến nghẹt thởNhững bức ảnh du lịch đẹp mê đắm

 

Hình ảnh ngôi nhà lớn của một nhóm người thuộc bộ lạc Yanomami ở vùng rừng rậm Amazon thuộc Brazil - Ảnh: Guilherme Gnipper Trevisan/Hutukara

Ảnh được chụp ở vùng lãnh thổ Yanomami, miền bắc Brazil, cho thấy nhiều người - có cả nam và nữ, đang đứng bên trong ngôi nhà khổng lồ được gọi là "Yanomami yano", nơi sinh sống của nhiều gia đình trong bộ lạc.

Những người này không mặc quần áo hoặc chỉ mặc rất ít. Một số người đang ngước nhìn lên trời - dường như họ đã phát hiện ra mình bị chụp ảnh.

Theo Mirror, những bức ảnh đặc biệt này được công bố giữa lúc có nhiều lo ngại cộng đồng thiểu số ở vùng Amazon này có thể bị các thợ mỏ vàng xóa sổ.

Lý do là người trong bộ lạc "rất dễ bị tổn thương" do bệnh tật đến từ "những người ngoài", trong khi các thợ mỏ vàng được nói đã mang bệnh sốt rét và các bệnh khác đến khu vực.

Các thợ mỏ cũng được cho là đã làm ô nhiễm nguồn thức ăn, nước uống của bộ lạc do thủy ngân dùng khai thác vàng.

"Khu vực này đang có hơn 5.000 thợ mỏ vàng bất hợp pháp, gây lo ngại nghiêm trọng rằng họ sẽ khiến một số người dễ bị tổn thương nhất trái đất bị tiêu diệt", trang web của tổ chức nhân quyền Survival International nói. 

Theo ước tính, bộ lạc Yanomami có tổng cộng khoảng 35.000 người, trong đó hơn 20.000 người ở Brazil, số còn lại ở vùng núi và rừng rậm Venezuela. Nhiều nhóm của bộ lạc này hoàn toàn không tiếp xúc với người ngoài, thậm chí không tiếp xúc với các thành viên khác cùng bộ lạc.

Thông thường họ sống trong các ngôi nhà lớn "Yanomami yano", mỗi ngôi nhà lớn có nhiều gia đình cùng ở chung, dưới mỗi mảnh che của ngôi nhà là một gia đình.

Họ ngủ võng, biết dùng lửa và sở hữu một kho kiến ​​thức rất lớn về thực vật, với khoảng 500 loại cây cỏ được họ biến thành thức ăn, thuốc uống và nhà ở. Họ cũng sống bằng cách săn bắn, hái lượm, đánh cá và trồng một số loại cây như sắn, chuối...

Các nhà hoạt động kêu gọi cần bảo vệ khu vực mà bộ lạc này sống và các quan chức cần "tôn trọng quyền được sống ở đó của họ".

Người trong bộ lạc Yanomami ở miền bắc Brazil - Ảnh: Guilherme Gnipper Trevisan/Hutukara
Ngôi nhà lớn nằm ẩn trong rừng sâu - Ảnh: Guilherme Gnipper Trevisan/Hutukara
Các thành viên bộ lạc không mặc quần áo hoặc mặc rất ít - Ảnh: Guilherme Gnipper Trevisan/Hutukara
Theo ước tính, hiện nay trên thế giới có hàng chục bộ lạc không tiếp xúc với bên ngoài. Hầu hết họ sống trong rừng rậm và không có khả năng miễn dịch với các bệnh thông thường, những căn bệnh "không bao giờ có trên vùng đất của họ".

Theo Tuoitre

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

20 năm sau vụ 11/9, những bức ảnh vẫn gây chấn động mạnh

Hai mươi năm trước, cả nước Mỹ đã chứng kiến cảnh những chiếc máy bay bị không tặc lao vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở TP New York, Lầu Năm Góc ở Washington D.C và một cánh đồng ở TP Shanksville, bang Pennsylvania vào ngày 11/9/2001.

20 năm sau vụ 11 9, những bức ảnh vẫn gây chấn động mạnh
Chú thích lại một bức ảnh

Đầu tháng 3 năm nay, tôi được anh Đỗ Trưởng, Phân xã trưởng TTXVN tại Huế tặng cuốn sách “Thông tấn xã Giải phóng anh hùng” do Nhà Xuất bản Thông tấn phối hợp với một số đơn vị trong ngành biên soạn và phát hành nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) (12/10/1960 - 12/10/2020) và đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân do Đảng và Nhà nước trao tặng.

Chú thích lại một bức ảnh
Đi dọc bắc - nam “săn” rác

Từ tình yêu thương vô bờ bến với mẹ, Nguyễn Việt Hùng, nhiếp ảnh gia đến từ Hà Nội đã bỏ ra nhiều năm để đi, chụp ảnh và mang thông điệp từ những bức ảnh về rác đến cộng đồng.

Đi dọc bắc - nam “săn” rác
Chuyện từ những bức ảnh

Hơn 200 hình ảnh, hiện vật về thảm họa chất độc da cam/dioxin được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử (từ ngày 25/10-25/11) trong triển lãm “Da cam – Lương tri và công lý” là lời kêu gọi tất cả mọi người hãy chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.

Chuyện từ những bức ảnh
Return to top