ClockThứ Hai, 26/03/2018 08:38

Hệ lụy

TTH - Đêm tĩnh lặng, H. cùng người phụ nữ khác im lặng nằm bên nhau trên chiếc chiếu manh. Hai bên họ là những ông chồng đang nằm trên giường nệm trong phòng dịch vụ. Bi kịch đó là kết cục việc giải khuây bằng những làn khói thuốc của cánh mày râu.

“Ảo”, nhưng cần được “trả giá thật”

Đây là lần thứ 3 chồng H. tiến hành hóa trị kể từ ngày phát hiện anh bị ung thư phổi cách đây 6 tháng. Mỗi đợt hóa trị anh phải vật vã với hóa chất từ 7 đến 10 ngày, người đờ đẫn, không ăn được, tóc rụng hết, những lần như thế anh đã nghĩ: “Thà chết còn hơn”. Nhưng rồi, khi sức lực hồi phục, anh lại khát khao được sống, được khỏi bệnh.

H. nhớ như in ngày cầm kết quả xét nghiệm cho biết chồng bị u phổi ác tính. Thực tình, đó là điều tất yếu, từ khi những cơn ho của anh kéo dài, uống thuốc không giảm thì linh tính đã mách bảo “lành ít, dữ nhiều”, nhưng H. vẫn cố đánh lừa mình, rằng đó không đúng sự thật. Cái gì đến đã đến, việc duy nhất H. phải làm sau khi có kết quả sinh thiết là giúp chồng chiến đấu với bệnh tật.

Lần đầu tiên bước vào Khoa Ung bướu, H. cố gắng để không ngã quỵ, không để chồng nhận ra sự lo lắng đang làm cơ thể chị run rẩy. Chị biết anh cũng vậy. Bên cạnh sự xót xa là câu hỏi “Tại sao phải trải qua điều này khi mà ai cũng đã biết trước?”

S., chồng H., là người đàn ông chăm chỉ từ nhỏ. Xét về đạo đức và lối sống anh ít có khiếm khuyết, chỉ có tật xấu là nghiện thuốc lá. Dù vui hay buồn, nhất là những lúc trăn trở với công việc, anh lại đốt hết điếu này đến điếu khác. Nhiều lần, nhìn mớ tàn thuốc lá trên sàn nhà, ruột gan H. cồn cào, nhưng đành tự bào chữa rằng “Mình quá lo thôi” khi anh giải thích “đó là nguồn vui của anh” trước những lời khuyên của chị.

Câu chuyện của vợ chồng chị H. không hiếm trong cuộc sống. Có lẽ, ai cũng hơn một lần chứng kiến “đấng mày râu” tuyên bố “Chết thì thôi chứ làm chi điếu thuốc cũng không dám hút”, hay “Bao nhiêu người không hút thuốc cũng bị ung thư phổi thì sao”… Theo tâm lý, có lẽ lúc đó họ “mạnh miệng” vì có mấy ai tin rằng mình sẽ bị bệnh nan y. Có điều, khi điều xấu xảy ra không ai không sợ hãi, ai cũng muốn được quay lại, sống lành mạnh để bảo về sức khỏe. Nhưng cơ hội dành cho họ quá hiếm hoi.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”

Lần đầu tiên một cuộc thi vẽ tranh phòng, chống tác hại thuốc lá với sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh triển khai ở bốn huyện, thị xã tạo nên một sân chơi bổ ích cho học sinh trung học cơ sở. Hơn 10.000 bức tranh tham dự thể hiện ước mơ về một môi trường sống, học tập lành mạnh không khói thuốc.

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn
Sử dụng thuốc lá điện tử: Các bạn trẻ hãy dừng lại

Tò mò, hiếu kỳ, thử cảm giác mới… đó là thực tế hiện nay của không ít thanh, thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT). Loại thuốc lá này được rao bán tràn lan, công khai trên mạng xã hội đã gây nên những hệ lụy không đáng có đối với thanh, thiếu niên.

Sử dụng thuốc lá điện tử Các bạn trẻ hãy dừng lại
Return to top