ClockThứ Sáu, 01/11/2013 11:17

Hệ lụy tăng giá

TTH - Việc các nhà mạng đồng loạt tăng giá cước 3G lên đến 40% đã gây sự phản ứng dữ dội đối với khách hàng. 3G là loại công nghệ thông tin nhiều tiện ích, di động, có thể sử dụng ở bất cứ đâu mà không cần đến wifi hay các hình thức truyền dẫn khác. Chính vì tính tiện ích này mà nhiều khách hàng, doanh nghiệp đã lựa chọn loại dịch vụ này để cập nhật, tra cứu, chuyển tải thông tin phục vụ trong hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh hàng ngày. Sự tăng cước 3G đột ngột đã làm đảo lộn quy luật hoạt động của nhiều cá nhân, đơn vị. Ông Trần Sỹ Cuộc, Chủ nhiệm HTX ô tô thành phố Huế tâm sự: Nếu áp dụng giá cước mới này thì mỗi tháng, HTX phải chi thêm gần 10 triệu đồng cho thiết bị giám sát hành trình; trong lúc, điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải hiện nay rất khó khăn...

Kinh tế thị trường vốn “thuận mua vừa bán”, nhưng có một số mặt hàng dù không “thuận mua” người tiêu dùng cũng phải mua như: điện, nước, xăng dầu... bởi tính độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh. Dịch vụ 3G hiện nay có ít nhất 3 nhà mạng cung cấp là Viettel, Vinaphone, MobiFone nhưng vẫn coi như độc quyền, nếu các nhà mạng thỏa thuận với nhau.

Sự tăng giá của các mặt hàng có tính độc quyền đã kéo theo sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng khác trên thị trường. Giá điện tăng thì chi phí sản xuất tăng, kéo theo giá sản phẩm tăng, làm cho sức cạnh tranh giảm. Giá xăng dầu tăng thì kéo theo giá cước vận chuyển tăng, chi phí để hàng hóa lưu thông tăng, đẩy giá thành lên cao... Cách đây hơn 10 năm, thu nhập của chúng tôi chỉ trên dưới 1 triệu đồng/tháng nhưng vẫn sống được, bởi xăng chỉ 5 ngàn đồng/lít; bún 3 ngàn đồng/tô, điện nước trong nhà dùng tối đa 30 ngàn đồng/tháng... Nay thu nhập đã gấp 3 gấp 4 thế mà vẫn sống chật vật.
 
Một kiểu tăng giá rất đáng lo nữa là tăng giá theo sự kiện. Tô bún, tô cháo đang bán giá 15 ngàn đồng như thế, đột nhiên dịp Tết nhảy lên 20 ngàn đồng và cứ thế mãi không giảm; mặc dù giá thịt lợn hơi người nông dân bán ra vẫn không thay đổi. Rồi những dịp rục rịch tăng lương, người hưởng lương chưa nhận được lương mới thì giá cả ngoài thị trường đã tăng cao. Mỗi thứ tăng mỗi ít, làm cho giá trị của đồng tiền nhỏ lại. Vì thế, Chính phủ đã phải nhiều lần điều chỉnh tăng lương, tăng trợ cấp xã hội để ổn định đời sống người hưởng lương, trợ cấp. Các công trình, dự án cũng phải điều chỉnh giá cho phù hợp. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm bội chi ngân sách; hậu quả, “quả bom” nợ công không teo lại mà có nguy cơ ngày một phình to.
 
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Thiết nghĩ, cần có biện pháp, giải pháp mạnh trong việc ổn định giá cả. Cùng với sự điều hành vĩ mô của Chính phủ đối với những mặt hàng có tính độc quyền, cần phát huy vai trò mặt trận và các đoàn thể. Những năm gần đây, mặt trận và các đoàn thể đã triển khai khá hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nay, chúng tôi nghĩ nên có thêm cuộc tuyên truyền vận động người dân hiểu và tuân thủ quy luật của nền kinh tế thị trường, ổn định giá cả. Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường và các ngành chức năng phải có biện pháp mạnh tay với những trường hợp tăng giá tùy tiện, dù là một hành vi nhỏ nhất. Giá cả ổn định thì thị trường ổn định; giá trị của đồng tiền Việt Nam sẽ đảm bảo; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chiều 22/4, Ban Bí thư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 32 -CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Return to top