ClockThứ Tư, 06/04/2016 05:21

Hiện đại hóa công nghệ đánh bắt xa bờ

TTH - Để nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ, không có con đường nào khác ngoài việc cải hoán tàu công suất lớn và đầu tư trang bị công nghệ đánh bắt hiện đại.

Ngư dân Phú Thuận (Phú Vang) trúng vụ cá lớn

Hiện đại hóa công nghệ đánh bắt xa bờ

Nghị định 67 của Chính phủ ra đời đã tiếp thêm động lực cho ngư dân vươn khơi, bám biển phát triển sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sau hơn một năm nghị định có hiệu lực đến nay số lượng tàu đánh bắt xa bờ toàn tỉnh đã tăng gần 70 chiếc. Đây là tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao năng lực khai thác tiềm năng, thế mạnh nghề đánh bắt xa bờ... Tuy nhiên ngoài việc cải hoán, đóng mới tàu công suất lớn, ngư dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư công nghệ đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả đánh bắt.

Ngư dân Phan Văn Chinh ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) thừa nhận: “Đánh bắt xa bờ tuy phát triển khá lâu, nhưng đến nay vẫn loay hoay các nghề truyền thống như vây rút chì, lưới mành, rê… chủ yếu bủa các loại cá nục, thu, dủa, bánh lái… Hệ thống lưới quá ngắn, thấp nên chưa phát huy hiệu quả. Trong khi ngư dân nhiều tỉnh đánh bắt cá ngừ đại dương mỗi chuyến có thể thu cả tỷ đồng, ngư dân trên địa bàn tỉnh chưa đủ năng lực đánh bắt loại cá có giá trị kinh tế này”. Theo bà con ngư dân, ngư cụ còn thô sơ, chưa đa dạng cũng ảnh hưởng đến việc kéo dài thời gian mỗi chuyến biển. Ở nhiều tỉnh khác, ngư dân có những chuyến biển kéo dài đến cả tháng, nhưng ở Thừa Thiên Huế thông thường chỉ khoảng một tuần đến hơn 10 ngày.

Chuyển cá lên bờ

Ngư dân Nguyễn Văn Dần ở xã Phú Thuận (Phú Vang) chia sẻ, do khó khăn về vốn nên công nghệ dò cá chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ đánh bắt chủ yếu chạy bằng máy dầu, chi phí nhiên liệu rất cao, chiếm khoảng 40% chi phí mỗi chuyến ra khơi. Nhiều tàu chưa có máy dò cá, một số tàu được trang bị nhưng lạc hậu ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt. Chẳng hạn máy dò cá sonar, mặc dù phát hiện được luồng cá, nhưng khi cá di chuyển, tàu không thể bám được để đánh bắt…

Công nghệ bảo quản hải sản hiện đại chưa có là nguyên nhân giảm sút chất lượng, sản lượng trong nhiều năm qua. Với công nghệ bảo quản cá bằng khoang tàu, ướp nước đá như hiện nay làm giảm sản lượng đến 20%. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT –Lê Trần Nguyên Hùng tính toán: “Mỗi năm, sản lượng đánh bắt bị giảm khoảng 20%, tương đương 7.000 tấn sản phẩm, trị giá trên 100 tỷ đồng. Trong vòng 10 năm sẽ thiệt hại đến cả ngàn tỷ đồng”.

Phát huy tiềm năng, hiệu quả kinh tế biển không có con đường nào khác là đầu tư nâng cao công nghệ đánh bắt xa bờ. Ông Lê Trần Nguyên Hùng cho rằng, ngành thủy sản và các địa phương cần tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ; vận động ngư dân mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại để khai thác có hiệu quả, như: máy dò cá, đèn tiết kiệm năng lượng, công nghệ bảo quản hải sản mới, đa dạng nghề khai thác… Lưới đánh bắt phải được mở rộng cả chiều dài lẫn chiều cao, đầu tư ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu.

Đèn LED (tiết kiệm năng lượng) được xác định là công nghệ cần được trang bị, kinh phí đầu tư tuy khá cao, song rất bền vững, tiết kiệm đến 80% chi phí. Gần đây, một số ngư dân ứng dụng máy dò cá (dò ngang CH 250) rất hiệu quả, sản lượng đánh bắt tăng gấp rưỡi đến gấp đôi, đồng thời giảm chi phí sản xuất so với sử dụng các loại máy dò cá khác. Ngư dân nhiều tỉnh sử dụng hầm bảo quản bằng vật liệu PU, mặt hầm tiếp giáp với sản phẩm được bọc inox 304 có tác dụng cách nhiệt tốt, bảo quản trong thời gian dài từ 20 ngày đến cả tháng vẫn đảm bảo xuất khẩu. Đây là công nghệ bảo quản mới, hiện đại mà ngư dân trên địa bàn tỉnh cần đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

TIN MỚI

Return to top