ClockThứ Bảy, 25/04/2015 07:42

Hiện đại hóa giao thông

TTH - Thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung nhiều nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông, mang lại nhiều kết quả đáng kể góp phần đắc lực trong phát triển KT-XH ở địa phương. Động lực đó đang được tiếp tục phát huy mạnh mẽ, hướng đến một mạng lưới giao thông liên hoàn, thông suốt.

Đến năm 2030, số hành khách giờ cao điểm tại Sân bay Phú Bài đạt 4.000 hành khách/giờ, đạt công suất 8-10 triệu hành khách/năm

Hoàn thiện hệ thống giao thông

Được sự hỗ trợ của Trung ương cùng nỗ lực của địa phương, những năm gần đây hạ tầng về giao thông vận tải trong tỉnh có những bước tiến vượt bậc. Tuyến Quốc lộ 1A, nơi kết nối các đô thị Phong Điền, Hương Trà, Huế, Hương Thủy, Phú Lộc và nhiều khu đô thị khác đang được mở rộng với quy mô hiện đại. Hầm đường bộ Phú Gia và Phước Tượng hoàn thành vào năm 2016 sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trên QL1, giảm thời gian lưu thông trên tuyến QL 1A, thúc đẩy việc thông thương, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều tuyến đường được xây dựng mới, liên kết các đô thị động lực, đô thị vệ tinh với đô thị Huế, như đường Nguyễn Chí Thanh-Huế; đường Thủy Dương-Thuận An, La Sơn-Nam Đông, Bình Điền-A Lưới. Tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực chỉnh trang đô thị và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, xây lại mới hệ thống cầu qua sông An Cựu, cầu Dã Viên, cầu Đông Ba, Hữu Trạch... Một số trục đường chính trong thành phố, như Nguyễn Huệ, Đống Đa, Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ, Hùng Vương, cùng nhiều tuyến đường đến các điểm di tích, các trung tâm kinh tế, thương mại... được nâng cấp. Hệ thống đường nội thị tại các đô thị động lực, đô thị vệ tinh cũng không ngừng được đầu tư xây dựng. Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư kiên cố hóa. Một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt đã hoàn thành, như hệ thống đường và cầu vượt phá Tam Giang, đường Phong Điền - Điền Lộc; Thủy Phù - Vinh Thanh, nhiều tuyến đường qua các miền núi, vùng biển, đầm phá khác đã và đang được xây dựng, làm thay đổi bộ mặt đô thị, nông thôn.

Đến năm 2020, Cảng Chân Mây là khu bến tổng của cảng tổng hợp tỉnh

Huy động mạnh mẽ nguồn lực

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 700 xe taxi với 14 doanh nghiệp, năm 2030 tăng lên 1.200 đầu xe; bến, bãi taxi bao gồm 24 vị trí. Duy trì phát triển 2 trung tâm sát hạch lái xe loại I và các trung tâm loại III; có hai trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Về công nghiệp giao thông vận tải, có cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô công suất 2.000 xe/năm, đến năm 2030 nâng lên 3.000 xe/năm; nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô công suất 2.000 chiếc/năm, nâng lên 5.000 chiếc vào năm 2030; cơ sở sửa chữa tàu thuyền công suất 200 chiếc/năm, nâng lên 300 chiếc năm 2030; cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển công suất 100 chiếc/năm, nâng lên 300 chiếc/năm vào 2030. 
Theo quy hoạch phát triển đường bộ của Thừa Thiên Huế đến năm 2020, hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ cơ bản vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn; trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng, xây dựng mới tuyến đường vành đai đô thị, tuyến nối TP Huế với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng như cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, khu du lịch; từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn. Đến năm 2020, quỹ đất cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân 16-26% so với quỹ đất xây dựng tại đô thị. Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc; đường đô thị; đường vành đai. Đến năm 2030, hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì kỹ thuật theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A.

Cũng theo quy hoạch này, về vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư, nâng cấp phương tiện và chất lượng phục vụ hành khách đối với các tuyến liên kết với các vùng miền núi mà xe buýt không vươn tới được, hoặc các tuyến đường không thuận lợi cho hoạt động xe buýt; nâng cao chất lượng dịch vụ trên các tuyến, tăng tần suất chạy xe; đến thời điểm thích hợp sẽ chuyển một số tuyến hiện đang khai thác sang tuyến xe buýt. Bên cạnh đó, xe điện mặt đất loại tiêu chuẩn nhỏ hơn 14 ghế được phép hoạt động trong nội bộ các khu di tích lịch sử văn hóa lớn, khu du lịch nghỉ dưỡng, tuyến phố đi bộ, cho phép hoạt động thí điểm trên một số tuyến phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus.

Chủ tịch UNND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho biết, quan điểm phát triển giao thông vận tải phải tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển, phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Phát triển giao thông vận tải phải liên hoàn, thông suốt, kết nối hợp lý với hệ thống gia thông quốc gia và khu vực. Tổng vốn đầu tư giao thông vận tải giai đoạn 2015-2030 khoảng 78.693,7 tỷ đồng. Để làm được điều này, cần xây dựng cơ chế, chính sách linh hoạt, thích hợp nhằm huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, huy động vốn để phát triển giao thông vận tải kết hợp du lịch, kết hợp cải tạo nâng cấp cầu đường với việc xây dựng các khu công nghiệp. Đồng thời, đảm bảo lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư và quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả.

Một số chỉ tiêu quy hoạch các loại hình giao thông: 
 
* Về cảng biển: Tiếp tục phát triển Khu bến Chân Mây thành cảng tổng hợp của tỉnh, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Chân Mây, hàng tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, có bến chuyên dùng phục vụ công nghiệp đóng sửa tàu biển, bến phục vụ khách du lịch quốc tế, tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn, tàu khách đến 100.000 GT và lớn hơn. Đến năm 2030, tiếp tục nâng cấp cảng biển Thừa Thiên Huế trên cơ sở tăng trưởng về nhu cầu vận tải.
 
* Đối với đường sắt: Ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc- Nam; đồng thời, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa trên trục Bắc- Nam qua địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và nghiên cứu, đầu tư một số tuyến đường sắt trên địa bàn; phát triển đường sắt cự li ngắn về khu Chân Mây-Lăng Cô; đường sắt không đi qua TP Huế.
 
* Cảng hàng không quốc tế Phú Bài: Tiếp tục phát triển Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E, có các đường bay quốc tế tới khu vực ASEAN, Đông Dương, Đông Bắc Á. Đến năm 2030, Duy trì phát triển cảng hàng không- Sân bay Quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay như: B767, B777, B787 và tương đương. Số hành khách giờ cao điểm: 4.000 hành khách/giờ cao điểm; công suất đạt 8-10 triệu hành khách/năm.
 
* Tuyến đường thuỷ nội địa: Đầu tư đưa vào cấp kỹ thuật tuyến vận tải thủy chính phá Tam Giang-đầm Cầu Hai, tuyến sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần đạt tiêu chuẩn cấp III. Phát triển giao thông đường thuỷ nội địa kết hợp với du lịch sinh thái. Đến năm 2030, hoàn thiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần, tuyến Phá Tam Giang đến Đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III. Đầu tư cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá trang thiết bị tại các cảng, bến bốc xếp, bến khách ngang sông, bến tàu thuyền du lịch trọng yếu trên địa bàn.

 

Bài, ảnh: Thái Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Mặt bằng thi công Dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương chưa giải phóng hoàn toàn, mới chỉ đủ để triển khai phần cầu. Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm đáp ứng tiến độ thi công DA.

Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

Theo các quy hoạch chiến lược của tỉnh, huyện Phú Lộc trở thành cụm động lực tăng trưởng phía nam; trong đó xã Lộc Sơn nằm cửa ngõ phía bắc huyện đang phấn đấu trở thành đô thị loại V, góp phần quan trọng cho sự thành công trên.

Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

TIN MỚI

Return to top