ClockThứ Hai, 18/04/2016 18:45

Hiến kế phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

TTH - Làm thế nào để Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (KT CM - LC) phát triển, tương xứng với tiềm năng và lợi thế; khảo sát, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, là nội dung của hội thảo “Phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô” được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Quản lý Khu KT CM - LC vừa tổ chức tại thị trấn Lăng Cô.

Chuyên gia Phan Chánh Dưỡng “hiến kế” để Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô phát triển

Lợi thế và khó khăn đan xen

Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên hơn 5.000km2, dân số 1,1 triệu dân; chiều dài bờ biển 128km, diện tích đầm phá 22 ngàn ha, lớn nhất Đông Nam Á; nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myamar. Đây là điều kiện thuận lợi trong xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế. Hiện, Thừa Thiên Huế phát triển khá tốt về giao thông hàng không, năm 2015, đã thiết lập đường bay Huế - Băngkok, góp phần quan trong giúp kết nối với trung tâm kinh tế lớn ở Thái Lan để thu hút đầu tư và du lịch. Thành công nữa là Thừa Thiên Huế đã mở đường bay Huế - Đà Lạt,  ngày 26/4 tới đường bay Huế - Khánh Hòa cũng được đưa vào hoạt động.

Tại hội thảo, ông Phan Thiên Định, TUV, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu về tiềm năng và lợi thế của Khu KT CM-LC. Đây cũng là một trong 16 khu kinh tế trên cả nước được thành lập năm 2006 có diện tích 27 ngàn ha, bao gồm các khu cảng, du lịch, đô thị, khu phi thuế quan…Đến nay, Khu KT CM-LC được đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, nước sạch, cấp điện, nước thải … với kinh phí hơn 2 ngàn tỷ đồng.      

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô  

Khu KT CM-LC có 34 dự án, vốn đầu tư 35 ngàn tỷ đồng, trong đó 10 dự án FDI, 24 dự án trong nước. Xác định địa bàn kinh tế khó khăn, vì vậy các chính sách ưu đãi đầu tư được Nhà nước quan tâm. Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm đầu; miễn thuế nhập khẩu hàng hóa… Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với những cán bộ công nhân viên làm việc tại khu kinh tế. Bất kể các dự án nào, đầu tư đều được miễn tiền thuê đất trong thời gian gian 11 năm đầu; có chính sách hỗ trợ đầu tư về đầu tư kỹ thuật, thủ tục hành chính, xây dựng các công trình nước thải, đào tạo nghề…

Mặc dù, có nhiều chính sách ưu đãi nhưng hiện việc kêu gọi các dự án đầu tư vào Khu KT CM- LC gặp không ít khó khăn do những bất lợi về thời tiết, địa lý trải dài, dân cư, thị trường, cơ sở hạ tầng và xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn....

Cần tư duy chiến lược

Du lịch được coi là hàng đầu nhưng chưa được khai thác đúng tầm. Đó là ý kiến của hầu hết các chuyên gia tại hội thảo. Chọn du lịch làm đầu nhưng Khu KT CM-LC không có khu đô thị hỗ trợ, còn các khu đô thị khác thì quá xa, vì vậy du khách về đây cảm thấy buồn, nên tham quan, du lịch xong là đi nơi khác lưu trú.

Theo ý kiến của chuyên gia Phan Chánh Dưỡng (giảng viên môn Tiếp thị địa phương, là thủ lĩnh của nhóm Thứ Sáu, nhóm chuyên gia kinh tế đã tham gia một cách hiệu quả vào công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước), thì việc phát triển du lịch tại Khu KT CM-LC vô cùng quan trọng nhưng chưa được khai thác đúng tầm. Ông Dưỡng cho rằng, làm du lịch phải kéo con người đến vùng đất cần tới, nhưng không phải thu về mặt tài chính mà sâu xa hơn là chúng ta khai thác từ những con người này là nguồn thu trí tuệ.

“Một trong những kinh nghiệm để thu hút đầu tư, đó là làm thế nào để biến tiềm năng thành hiện thực. Khu đô thị ở khu KT CM - LC có diện tích 2.100 ha,  gấp 7 lần Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Điều đó cho thấy, khi thiết kế gì, đằng sau là phải tư duy chiến lược, đâu là lợi thế, đâu là thế mạnh đặc thù”- TS Vũ Thành Tự Anh đưa ra quan điểm.

Kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Văn Phương, TUV, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư cảm ơn những “hiến kế” của các chuyên gia kinh tế, sẽ rút kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có ở Khu KT CM-LC; trong việc khảo sát, nghiên cứu tìm ra những bứt phá về giải pháp, kế hoạch để thúc đẩy Khu KT CM-LC phát triển trong thời gian sớm nhất.     

Bài, ảnh:  Thanh Thuận

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để ẩm thực thành lợi thế thu hút khách đến Huế

Du lịch ẩm thực đang là một xu hướng lớn trên thế giới. Huế tự hào với nền ẩm thực phong phú, đa dạng, nhưng để ẩm thực trở thành lợi thế cạnh tranh thu hút khách thì còn nhiều việc cần làm.

Để ẩm thực thành lợi thế thu hút khách đến Huế
Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Return to top