Thế giới

Hiện tượng La Nina gây mưa, bão nhiều hơn có thể kéo dài đến năm 2023

ClockThứ Hai, 13/06/2022 17:25
Chu kỳ khí hậu La Nina - đang tác động đến nhiệt độ toàn cầu và khiến thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn - sẽ kéo dài nhiều tháng nữa, thậm chí là đến năm 2023.

WMO chính thức đưa năm 2021 vào top 7 năm nóng nhất từng được ghi nhậnLa Nina làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng châu Á60% khả năng La Nina sẽ kéo dài đến tháng 5/2018

Một tuyến đường ở Rongan, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, bị ngập nước lũ sau những trận mưa lớn ngày 5/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Đó là cảnh báo do Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc (WMO) đưa ra hôm 10/6. 

La Nina là hiện tượng bề mặt biển ở trung tâm và phía Đông xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường, xảy ra cứ sau hai đến bảy năm. La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, nhưng thời điểm gây ảnh hưởng mạnh nhất là vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau. Ở Đông Nam Á, nó thường gây ra lượng mưa trên mức trung bình và lũ lụt.

WMO cho biết có 70% khả năng sự kiện La Nina kéo dài sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là tháng 8 tới. Một số dự đoán thậm chí còn cho thấy nó có thể tồn tại đến năm 2023.

Nếu đúng như vậy, đây sẽ là chu kỳ La Nina kéo dài 3 năm liên tiếp lần thứ ba ở Bắc bán cầu từng được ghi nhận kể từ năm 1950.

Hiệu ứng này có tác động rộng rãi đến thời tiết trên khắp thế giới, gây tác động trái ngược với El Nino - hiện tượng mặt biển nóng lên ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu.

WMO cho biết tình trạng hạn hán khắc nghiệt đang tàn phá vùng Sừng châu Phi và Nam Mỹ đều do ảnh hưởng của La Nina. Nó đang gây lượng mưa nhiều trên mức trung bình gần đây ở Đông Nam Á và Australia. Hiện tượng này cũng được cho là sẽ gây ra mùa bão mạnh trên trung bình ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, WMO nhấn mạnh tác động của các hiện tượng khí hậu tự nhiên như La Nina đang ngày càng gia tăng do trái đất nóng lên. 

"Biến đổi khí hậu do con người gây ra làm khuếch đại tác động của các sự kiện tự nhiên như La Nina và đang ngày càng ảnh hưởng đến các hình thái thời tiết", người đứng đầu WMO, ông Petteri Taalas khẳng định. Ông chỉ ra các biến đổi cụ thể như nắng nóng gay gắt hơn, hạn hán, nguy cơ cháy rừng, cũng như lượng mưa và lũ lụt kỷ lục.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela

Theo dữ liệu vừa công bố ngày 1/4, Venezuela đang phải đối mặt với số vụ cháy rừng kỷ lục khi hạn hán do biến đổi khí hậu tàn phá khu vực rừng nhiệt đới Amazon.

Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela
Return to top