Thế giới Thế giới
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sắp có hiệu lực trong 30 ngày
TTH.VN - Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu lịch sử sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 30 ngày, sau khi được 72 quốc gia chiếm hơn 56% phát thải khí nhà kính toàn cầu phê chuẩn, Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết hôm 5/10.
![]() |
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu yêu cầu các nước đưa ra kế hoạch để đạt mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt toàn cầu không quá 2 độ C. Ảnh: AFP |
"Ngày 5/10/2016, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đạt ngưỡng có hiệu lực", Ban thư ký Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) công bố trên website của mình.
Cùng ngày 5/10, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon thông báo rằng, hiệp định Paris sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 30 ngày, kể từ ngày 4/11 tới đây.
Hồi tháng 12 vừa qua, 195 quốc gia trên thế giới ký kết hiệp định khí hậu đầu tiên trên thế giới bên ngoài thủ đô của nước Pháp, cam kết kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng những năm 1850).
Hiệp định cần có ít nhất 55 quốc gia chiếm 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phê chuẩn để có thể đi vào hiệu lực.
Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia thành viên EU hiện nay đã đẩy hiệp định qua ngưỡng đó.
"EU và các nước châu Âu đã phê chuẩn hiệp định ở cấp quốc gia đã gửi văn bản phê chuẩn cho LHQ", Bộ trưởng Môi trường Pháp Segolene Royal nói với tờ AFP.
Động thái này nhận được những lời ca ngợi rộng rãi.
"Đây là một sự phát triển đáng hoan nghênh sau nhiều năm chậm tiến bộ. Khi hiệp định có hiệu lực, các nước có thể chuyển đổi từ cam kết thành hành động", ông Andrew Steer, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Viện Tài nguyên Thế giới nhận định.
Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & France24)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
- Ấn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải (02/07)
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (01/07)
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu