ClockThứ Tư, 13/07/2016 14:22

Hiểu đúng về sự an toàn của thực phẩm đông lạnh

Quan niệm sai lầm về thời hạn an toàn của thực phẩm đông lạnh đã góp phần khiến một lượng lớn thực phẩm bị lãng phí.

Một nửa trong số 7 triệu tấn thực phẩm bị vứt vào thùng rác ở Anh mỗi năm có thể vẫn ăn được

Cục Tiêu chuẩn thực phẩm Anh (FSA) thấy rằng 43% số người dân tin rằng chỉ có thể đông lạnh thực phẩm ngay trong ngày mua; 38% nói rằng sẽ nguy hiểm nếu đông lạnh lại thịt sau khi đã nấu chín và 36% nghĩ rằng thực phẩm có thể hỏng và và trở nên không an toàn trong khi đông lạnh - tất cả đều là những quan niệm sai lầm .

31% số người được hỏi cho biết việc có thêm thông tin về cách đông lạnh thực phẩm an toàn sẽ giúp họ giảm lượng rác thải từ thực phẩm.

Tại Anh, mỗi năm có 7 triệu tấn thực phẩm bị vứt bỏ, và hơn một nửa trong số này có thể vẫn ăn được.

Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh đang kêu gọi công chúng sử dụng đúng thực phẩm đông lạnh để giảm thiểu rác thải thực phẩm, cũng như giúp xóa bỏ những hiểu lầm về độ an toàn của thực phẩm đông lạnh.

Steve Wearne, giám đốc chính sách của FSA nói: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiều nỗi lo sợ của người dân về việc đông lạnh thực phẩm là vô căn cứ và chúng tôi cần phải đảm bảo rằng họ biết sự thật.

Theo Wearne, thực phẩm không cần phải đông lạnh ngay ngày mua - bất kỳ ngày nào trước khi hết hạn sử dụng đều an toàn để đông lạnh thực phẩm. Việc đông lạnh giống như một nút tạm dừng, vì vậy bạn có thể đông lạnh thực phẩm ngay trước ngày hết hạn ... Sau khi rã đông, nút tạm dừng bị tắt, do đó hãy rã đông thực phẩm khi và chỉ khi bạn cần và ăn trong vòng 24 giờ sau khi rã đông hoàn toàn.

Về lý thuyết, thực phẩm có thể được giữ trong tủ đông vô thời hạn, mặc dù chất lượng của thực phẩm sẽ bắt đầu giảm sau 3-6 tháng đầu - vì vậy tốt nhất là nên ăn sớm thay vì để muộn.

Việc đông lạnh không tiêu diệt vi khuẩn, nhưng sẽ làm cho vi khuẩn không hoạt động. Điều này giữ cho thực phẩm an toàn khi ở trong tủ cấp đông, nhưng vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển khi thực phẩm được lấy ra.

"Một nguyên tắc là nhiệt độ càng ấm thì vi khuẩn càng hoạt động, đó là lý do tại sao chúng tôi khuyên nên rã đông thực phẩm từ từ và an toàn, tốt nhất là qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh", Laura Rowswell, chuyên gia về vệ sinh thực phẩm và vi sinh của FSA giải thích.

Thực phẩm đã rã đông và đông lạnh trở lại có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao hơn, vì nhiệt độ lạnh không tiêu diệt vi khuẩn mà chỉ làm cho nó ngưng hoạt động.

"Nếu sản phẩm được đông lạnh trở lại thì những vi khuẩn này sẽ sống sót, và khi rã đông một lần nữa, có nhiều khả năng vi khuẩn sẽ đạt mức độ gây hại và gây ngộ độc thực phẩm”.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

TIN MỚI

Return to top