ClockThứ Hai, 20/11/2017 12:16

Hiệu quả, an toàn

TTH - “Được dự án Nâng cao năng lực của phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu do UN Women hỗ trợ nên trận lũ vừa qua, cơ sở chế biến thủy hải sản của tôi không ảnh hưởng gì”, chị Võ Thị Nhung Xuân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc), chủ cơ sở chế biến thủy hải sản Xuân Anh chia sẻ.

Các thành viên cơ sở chế biến của chị Nhung sơ chế cá

Chị Võ Thị Nhung Xuân kể, Lộc Vĩnh là vùng ven biển, nguyên liệu dùng để chế biến thủy hải sản như cá cơm, cá nục, khuyết... dồi dào, lại được đánh bắt gần bờ nên tươi ngon, không qua một công đoạn bảo quản nào. Bản thân lại có kinh nghiệm sản xuất nước mắm truyền thống từ gia đình nên nếu xây dựng mô hình chế biến thuỷ hải sản sẽ tạo được việc làm cho hội viên. Đó là lý do đầu năm 2015, chị Xuân mạnh dạn đầu tư 30 triệu đồng xây dựng mô hình chế biến thủy hải sản.

Khi mới thành lập, cơ sở chế biến thuỷ hải sản của chị Xuân gặp không ít khó khăn do thiếu vốn mua nguyên liệu và đầu tư chum, bể, hệ thống lọc, sân phơi... Nhưng với quyết tâm, chị đã khắc phục bằng cách dùng lợi nhuận ban đầu và vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm bổ sung dần. Để cơ sở chế biến đứng vững và ngày càng được khẳng định trên thị trường, chất lượng sản phẩm luôn được chị đặt lên hàng đầu. “Chúng tôi sản xuất với phương châm không chỉ ngon và mà còn đảm bảo sạch, không sử dụng hoá chất. Hiện tôi đang làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu để khẳng định chất lượng và tham gia cạnh tranh trên thị trường”, chị Nhung cho biết. Quy trình chế biến thuỷ hải sản của cơ sở chị Nhung được làm bằng phương pháp truyền thống với các công đoạn: ướp muối cá, cho vào bể hoặc chum, vại, khằng cho thật chặt, sau hai tháng đánh mắm và phơi mắm như vậy khoảng 6-7 tháng thì mắm chín. Sau đó, đem lọc bằng thủ công lấy nước mắm.

Sau gần 8 tháng thành lập, cơ sở chế biến thuỷ hải sản Xuân Anh chế biến được 2 tấn cá cơm, 2 tấn mắm ruốc. Sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuộng và vui hơn khi chị đã tạo việc làm cho được gần 10 hội viên có hoàn cảnh khó khăn trong xã, với mức thu nhập vào vụ bình quân mỗi ngày 200 ngàn đồng/người. Chị Trần Thị Mua, người được cơ sở tạo việc làm tâm sự: “Trước đây, chồng đi biển, tôi ở nhà nội trợ. Lắm lúc rảnh rỗi, muốn tìm việc làm thêm để tăng thu nhập những tôi không biết làm việc gì. Từ khi cơ sở chế biến thuỷ hải sản của chị Nhung được thành lập, lúc nào đến mùa vụ, tôi cũng được tham gia. Có thêm thu nhập để phụ thêm chồng nên cuộc sống đã đỡ hơn. Gia đình tôi đã vươn lên thoát hộ cận nghèo”. 

Nhận thấy tính bền vững của cơ sở sản xuất chế biến thuỷ hải sản Xuân Anh, năm 2016, khi Hội LHPN tỉnh được tiếp nhận dự án “Nâng cao năng lực của phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu” do UN Women tài trợ, Hội đã hỗ trợ đầu tư thêm cơ sở vật chất cho cơ sở của chị Nhung như: chum, bể, máy lọc, máy xay ruốc, nhà chứa mắm với tổng trị giá 120 triệu đồng.

Chị Xuân cho biết: “Là địa bàn thấp trũng nên Lộc Vĩnh thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, nếu không chủ động đề phòng, các sản phẩm chế biến rất dễ bị hư hỏng do ngập lụt. Khi chưa được dự án hỗ trợ, mỗi lần nghe tin mưa bão tôi nơm nớp lo sợ, tất bật kê dọn các dụng cụ chế biến thuỷ hải sản. Nhưng từ khi được hỗ trợ xây nhà chứa nước mắm cao ráo, tôi rất yên tâm”.

Bài, ảnh: Yến  - Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối thác

Mùa hè về, loại hình du lịch sinh thái gắn với tắm suối thác đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa. Việc chủ động các giải pháp đảm bảo an toàn cho du khách phải được đặt lên hàng đầu.

Đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối thác
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top