ClockThứ Hai, 29/12/2014 15:23

Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

TTH - Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn (LÐNT) được xem là "chìa khóa" thành công cho nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia. Dù là nghề nông nghiệp hay phi nông nghiệp, các học viên đều có việc làm ngay tại địa phương.

Hướng dẫn nông dân phòng ngừa cho gia cầm

85% lao động có việc làm

Thừa Thiên Huế đang tập trung đào tạo nghề ở lĩnh vực dệt may và dịch vụ du lịch. Đào tạo nghề may, là một trong những ngành nghề có hiệu quả rất tốt. Trong 70% đào tạo nghề phi nông nghiệp, có đến 60% học viên đào tạo nghề dệt may. Thống kê, toàn tỉnh có hơn 10 nhà máy sản xuất sản phẩm dệt may đi vào hoạt động với quy mô lớn, giải quyết việc làm cho trên 15 ngàn lao động nông thôn. Nắm bắt điều này, trong quá trình đào tạo, các cơ sở dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp, hợp đồng lao động đào tạo để thực hiện mục tiêu đưa ngành công nghiệp dệt may phát triển theo hướng bền vững và xây dựng Huế trở thành trung tâm dệt may của khu vực miền Trung. Tại xã Phú Xuân (Phú Vang), hàng trăm lao động được đào tạo nghề may, kịp thời cung ứng cho công ty may Thiên An Phú, công ty HBI, Phú Hòa An tại khu công nghiệp Phú Bài. Do đó, có đến 95% lao động có việc làm, mức thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.
Trong 5 năm, toàn tỉnh đào tạo hơn 20 ngàn lao động nông thôn. Đối với các ngành nghề nông nghiệp, các trung tâm đào tạo nghề phối hợp với địa phương khảo sát và đào tạo nghề theo nhu cầu, để nâng cao kiến thức về cây trồng vật nuôi cho bà con. Anh Nguyễn Quang Minh (Quảng Thành, Quảng Điền) cho biết: “Sau khi tham gia lớp dạy nghề và tập huấn kỹ thuật trồng rau sạch, tôi đã có thêm kiến thức về quản lý giống rau, sử dụng phân bón, nước tưới và hóa chất một cách hợp lý, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Nhờ vậy, vườn rau của gia đình tôi thu nhập trên 20 triệu đồng/ 1,5 sào rau”. Nhìn chung, dạy nghề cho lao động nông giúp nông dân tham gia các khóa học nghề hoặc tiếp cận với các ngành nghề mới, tạo điều kiện cho nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 85%.
Đối với các ngành nghề nông nghiệp, các trung tâm đào tạo nghề phối hợp với địa phương khảo sát và đào tạo nghề theo nhu cầu, nâng cao kiến thức về cây trồng vật nuôi cho bà con.
 
Đào tạo nghề chưa gắn với quy hoạch nông thôn mới
Tại hội nghị sơ kết 5 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn tồn tại một số khó khăn như khó chiêu sinh do nhận thức về học nghề còn hạn chế. Hơn nữa, tính chủ động, năng động, linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động dạy nghề của nhiều cơ ở dạy nghề chưa cao. Đội ngũ giáo viên cơ hữu vừa thiếu, lại yếu nên thiếu tính chuyện nghiệp. Ngành nghề đào tạo chưa phong phú, đa dạng; vì vậy nhiều cơ sở dạy nghề chưa có sức hấp dẫn thu hút lao động nông thôn và học nghề. Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị tại các trung tâm không theo kịp doanh nghiệp dẫn đến tình trạng chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động, các doanh nghiệp phải mở khóa đào tạo lại.
Theo ông Nguyễn Thanh Kiếm, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, việc triển khai công tác đào tạo nghề tại một số địa phương thiếu định hướng, chưa gắn với quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tiểu thu công nghiệp và dịch vụ. Công tác tư vấn học nghề của các cơ sở dạy nghề chưa chuyên nghiệp và chưa thường xuyên. Một số cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn chưa khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị được đầu tư một cách hiệu quả. Việc làm và thu nhập của một số doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp và chưa ổn định.
Nhiều giải pháp cũng được đưa ra tại hội nghị sơ kết nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt. Đó là, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã; huy động sự tham gia của hệ thống chính trị có sự phân công trách nhiệm rỏ ràng và sự phôi hợp chặt chẽ của các thành viên trong ban chỉ đạo. Do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của nông dân không đều nên cần linh hoạt về chương trình, phương thức đào tạo, đa dạng và phù hợp với trình độ của người học. Thêm một vấn đề mà các địa phương cần lưu ý là đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn với sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.
Một đề án, với nhiều giá trị nhân văn, như Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ đang được triển khai sẽ đem lại hiệu quả xã hội cao hơn nếu những hạn chế, bất cập nói trên được khắc phục.
Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

Sáng 5/4, Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình số 12 gắn với sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 20 của Huyện ủy về tiếp tực thực hiện Nghị quyết số 25 của Trung ương về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

TIN MỚI

Return to top