ClockThứ Năm, 08/03/2012 05:37

Hiệu quả từ những mô hình hoạt động của phụ nữ

TTH - Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ X, Hội LHPN tỉnh đã chọn xã Lộc Điền (Phú Lộc) làm điểm triển khai 4 mô hình: “Gia đình 5 không, 3 sạch”, “Tổ phụ nữ tuyên truyền phòng chống tội phạm-tệ nạn xã hội và buôn bán phụ nữ trẻ em”, “Tập hợp phát triển hội viên đầm phá, xây dựng quỹ hội” và “Thực hành tiết kiệm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Quá trình triển khai, các mô hình đã đem lại được những kết quả đáng mừng.

Hiệu quả từ những mô hình

 

Theo nhiều người dân kể lại, trước đây, ở các tuyến đường ở tổ 1, thôn Bạch Thạch (xã Lộc Điền) vấn đề vệ sinh môi trường có rất nhiều chuyện đáng nói. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức của người dân. Chẳng ai lên tiếng phản đối và chẳng ai phạt, nên hàng ngày nhiều hộ dân cứ đem rác ra đường mà vứt. Còn chuyện đi vệ sinh, không ít người cứ thẳng tiến ra đồng hoặc ra con suối gần thôn mà “trút bầu tâm sự”… Song đó là chuyện của mấy năm về trước. Sau 3 năm được chọn xây dựng mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”, mọi chuyện ở Bạch Thạch đã khác. Cái được dễ thấy nhất là đường làng, ngõ xóm của tổ khá sạch sẽ. Thói quen vứt rác ra đường dường như không còn, người dân đã tự đào hố trong vườn để xử lý rác. Mỗi quý một lần và trước những ngày lễ, Tết các hộ trong tổ lại ra quân làm sạch đường làng, ngõ xóm. Hầu hết các hộ đều xây dựng nhà vệ sinh đàng hoàng. Cùng với việc giữ sạch nhà, sạch bếp, sạch đường, tổ 1 thôn Bạch Thạch đã thực hiện tốt “5 không”: không có hộ nào đói nghèo, không xẩy ra tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không có trẻ suy dinh dưỡng và không có người sinh con thứ 3 trở lên. Chị Lê Thị Trọng, Tổ phó tổ 1 thôn Bạch Thạch cho hay, tổ sẽ tiếp tục thực hiện tốt mô hình “5 không, 3 sạch” vì mô hình có những tiêu chí trùng với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tổ đang phấn đấu 5 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.

 

Tại thôn Trung Chánh, chúng tôi tìm hiểu và cũng nhận ra được ý nghĩa của mô hình “Tập hợp phát triển hội viên vùng đầm phá”. Tại thôn, phần lớn các hộ đều nuôi trồng thủy sản và làm “nghề theo đuôi con cá”, rong ruổi trên sông nước nhiều khi đến cả tháng trời. Trình độ của phụ nữ vốn đã hạn chế lại ít có dịp được tập huấn, nâng cao nhận thức nên sự hiểu biết về mọi mặt chưa cao. Với sự quan tâm của lãnh đạo xã, các cấp Hội phụ nữ, mô hình “Tập hợp phát triển hội viên vùng đầm phá” được triển khai. Tất nhiên, để mô hình tồn tại và hoạt động có hiệu quả, chi hội, các tổ phụ nữ đã ra quy chế sinh hoạt hàng quý, hàng tháng; tổ chức được những hoạt động phong phú, bổ ích, phù hợp và mở nhiều lớp tập huấn nâng cao trình độ nhận thức phụ nữ; tổ chức thi đua cam kết giữa các tổ…Theo chị Trương Thị Gái, Chi hội trưởng phụ nữ thôn, qua 3 năm triển khai mô hình, toàn chi hội đã phát triển được thêm 65 hội viên, nâng tổng số hội viên chi hội lên 270; từ không có quỹ hội, 5 tổ phụ nữ đã xây dựng được quỹ với số tiền trên 13 triệu đồng; có 130 phụ nữ đăng ký thực hành tiết kiệm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo hình thức “nuôi heo đất” tiết kiệm được 36 triệu đồng…

 

Nhân rộng mô hình trong các cấp Hội

 

Không chỉ có thôn Bạch Thạch và Trung Chách, các mô hình “Tổ phụ nữ không có tội phạm, tệ nạn xã hội, mua bán phụ nữ trẻ em” ở thôn Sư Lỗ và “Thực hành tiết kiệm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở thôn Đồng Xuân cũng đạt được những kết quả đáng mừng. Hơn thế, từ mô hình của thôn Đồng Xuân, 6 chi hội phụ nữ trên địa bàn xã Lộc Điền đã nhận ra lợi ích và ý nghĩa từ việc thực hành tiết kiệm theo tấm gương Bác nên tự nguyện đăng ký tham gia. Kết quả, 448 hội viên của các chi hội tiết kiệm được số tiền 135 triệu đồng. Ngoài giúp đỡ 12 trường hợp phụ nữ khó khăn, số tiền còn lại cho các hội viên, phụ nữ vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình. Chi hội phụ nữ thôn Quê Chữ là đơn vị thuộc loại hăng hái nhất xây dựng mô hình. Chị Đặng Thị Thơm, thành viên trong Ban điều hành mô hình của chi hội cho hay, hiện số tiền mà 42 hội viên, phụ nữ Quê Chữ đóng góp “nuôi heo đất” đã được 35 triệu đồng. Với lãi suất cho vay rất thấp, chỉ 1% một năm nên rất nhiều hội viên, phụ nữ đều hăng hái tiết kiệm và đăng ký vay để phát triển kinh tế gia đình. Cũng theo chị Thơm, không riêng gì phụ nữ mà cựu chiến binh trong thôn cũng đã bắt đầu tổ chức xây dựng mô hình. Bước đầu các cựu chiến binh đã cho một trường hợp vay 4 triệu đồng để chăn nuôi.

 

Quá trình triển khai thực hiện các mô hình theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ X đem lại rất nhiều cái được, được cho hội viên, phụ nữ, cho các cấp hội và cho cả cộng đồng. Các cấp Hội phụ nữ cần tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng các mô hình này ở nhiều cơ sở hội hơn nữa.

 

BT

 

Trao đổi về cách triển khai mô hình “ 5 không, 3 sạch”

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Đồng hành cùng chi hội trưởng

Đề xuất tăng phụ cấp cho chi hội trưởng (CHT), đổi mới các phong trào để thu hút hội viên, cùng các CHT nắm bắt tình hình, hoàn cảnh chị em để có cách giúp đỡ hợp lý, kịp thời... là cách mà hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp và chính quyền địa phương đồng hành cùng các CHT trong việc xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ trên toàn tỉnh.

Đồng hành cùng chi hội trưởng
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top