ClockThứ Năm, 09/04/2015 17:19

Hiệu quả xã hội hóa xe buýt

TTH - Từ mức hỗ trợ trên 37 tỷ đồng trong 5 năm, nay giảm còn trên 23 tỷ đồng-đó là kết quả của việc xã hội hóa xe buýt thông qua đấu thầu gói thầu Cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2015-2020, được tổ chức cuối tháng 3 vừa qua.

Đỡ gánh nặng cho ngân sách

Xuất phát từ nhu cầu người dân đi lại nhiều, giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trên các tuyến đường; đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, năm 2003, xe buýt trên địa bàn tỉnh bắt đầu đưa vào sử dụng. Nhà nước trợ giá trên 37 tỷ đồng trong thời gian 5 năm, do Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý bến xe Thừa Thiên Huế quản lý và vận hành. Từ ngày có xe buýt, người dân đi lại thuận lợi. Tuy nhiên, hàng năm, ngân sách Nhà nước phải bỏ ra để bù lỗ khá cao.
Xe buýt là phương tiện được nhiều người dân chọn lựa
Ông Phạm Quang Hồng, Trưởng phòng Quản lý vận tải và phương tiện (Sở Giao thông Vận tải) cho biết, nhằm hướng đến xã hội hóa xe buýt trên địa bàn tỉnh, mới đây, UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải tổ chức đấu thầu gói thầu Cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Có 5 doanh nghiệp vận tải tham gia đấu thầu, trong đó Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hoàng Đức là đơn vị trúng thầu, gói thầu Cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với giá trên 23 tỷ đồng”.
Nói về lộ trình hướng tới xã hội hóa xe buýt trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Quang Hồng cho biết: ‘Xã hội hóa là hình thức đưa những thành phần kinh tế khác vào tham gia vận tải hành khách công cộng thông qua đấu thầu. Hình thức đấu thầu, không những tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh vận tải mà còn làm lợi cho Nhà nước trên 14 tỷ đồng, trong thời gian 5 năm”.
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Ông Hoàng Đức Hoài, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hoàng Đức cho biết: “Sau khi trúng thầu, gói thầu Cung ứng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt có trợ giá từ ngân sách Nhà nước chúng tôi rất vui mừng, mong muốn đưa dịch vụ tốt nhất để phục vụ hành khách đi lại thuận tiện hơn”.
Ưu điểm của xe buýt là chạy đúng giờ, phục vụ hành khách chu đáo…nên được nhiều người lựa chọn. Mệ Nguyễn Thị Bông, một hành khách cho biết: “Từ ngày có xe buýt đến nay đi lại rất thuận tiện. Hành khách đi xe buýt cũng rất lịch sự, có những lúc mệ lên xe hết ghế ngồi, khành khách trẻ tự nguyện nhường ghế cho mệ ngồi. Đó là cách ứng xử rất văn hóa”. Tương tự, anh Trần Văn Hải, hành khách cho hay: “Tôi ở TP Huế ra công tác ở huyện Phong Điền. Trước đây, không có xe buýt, anh em tôi đi xe máy vất vả. Từ ngày có tuyến xe buýt, người dân hưởng lợi rất nhiều, giá rẻ, lại đảm bảo an toàn…”.
Từ năm 2012 đến nay, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hoàng Đức còn tổ chức 3 tuyến xe buýt Đông Ba đi Phú Lộc, Đông Ba đi Điền Lộc, Đông Ba đi Vinh Hưng và ngược lại. Giá vé 5.000 đồng/10km. Mỗi tuyến chạy 8 lượt, bắt đầu từ 6h sáng và kết thúc 20h hàng ngày. Hành khách đi trên 3 tuyến xe buýt này còn có nước uống miễn phí, nhân viên phục vụ chu đáo và nhiệt tình.
Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa
Return to top