ClockChủ Nhật, 24/10/2021 11:41

Hiệu ứng Fauxi

Số lượng sinh viên phổ thông nộp đơn vào trường y tăng; các sinh viên sau khi thi nội trú có xu hướng đăng ký vào khoa hồi sức cấp cứu là điều đã diễn ra ở Pháp. Tăng 18% so với năm ngoái là số lượng đơn xin nhập học các trường y thuộc Hiệp hội Các trường y khoa tại Mỹ (Tuổi trẻ Cuối tuần ngày 7/10) và nổi bật nhất là Trường Y Đại học Stanford với số ứng viên khóa 2021 tăng hơn 50% so với cùng kỳ. Mức tăng xấp xỉ 20% ở nguyện vọng này cũng là điều được thể hiện ở Canada, Vương quốc Anh, Úc...

Công việc trở nên quá áp lực. Những phiên trực kéo dài, có khi gần gấp đôi. Đối diện với sự thiếu hụt về nhân lực, ô xy, máy thở, các loại thuốc kháng viêm và chạy đua với thời gian để giữ người bệnh ở lại với cuộc sống… là những trải nghiệm không mấy dễ chịu, thậm chí là đau đớn đối với lực lượng y tế trên khắp thế giới trong đại dịch COVID-19, nhất là ở những khu vực còn nhiều khó khăn. Ngay cả ở một số nước có nền y tế tiên tiến, sự “vỡ trận” vẫn không tránh khỏi khi số lượng các ca bệnh tăng quá nhanh, có khi là ngoài tầm kiểm soát của các đơn vị y tế. Nhưng sợ hãi rồi cũng qua, con người bắt đầu học cách sống chung với dịch bệnh, bắt đầu xu thế chế ngự và dần kiểm soát trước khi biến nó thành một vi rút bình thường như mọi vi rút được khắc chế bằng vắc-xin khác.

Cuộc “đại chiến” với vi rút Corona trong hai năm qua đã mang đến một nhận thức rõ ràng về sự quan trọng của bộ máy y tế có năng lực. Đương nhiên, quan trọng nữa là đội ngũ vận hành và tác động trở lại để ngăn cản bệnh tật, chăm lo cho sức khỏe của cộng đồng. Vai trò và sự cần thiết ở lĩnh vực này trở thành cơ hội cho rất nhiều người trẻ. Điều này lý giải một phần vấn đề của việc gia tăng tỷ lệ đăng ký ứng tuyển vào các trường đào tạo khối sức khỏe nói chung. Mặt khác, cuộc chiến với COVID-19 cũng đã cho thấy sự  quan trọng và tầm ảnh hưởng của các nhân viên y tế, các y, bác sĩ khi đối đầu với dịch bệnh.

Gọi đó là “hiệu ứng Fauxi” - từ tên của bác sĩ, nhà miễn dịch học người Mỹ Anthony Stephen Fauci, nguyên Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID) từ năm 1984, từng là cố vấn y tế trưởng cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và đương kim Tổng thống Joe Biden, một nhân vật biểu tượng trong chiến dịch chống COVID-19 của Mỹ – không chỉ Trưởng bộ phận tuyển sinh Trường Y Đại học Boston mà cả nhân viên tuyển sinh của nhiều trường đã cho rằng, một phần nguyên nhân nhiều sinh viên Mỹ chọn ngành y trong năm nay là do cảm hứng mà vị bác sĩ 80 tuổi đã truyền cho họ.

“Ranh giới” của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư và ê kíp phát trên VTV có thể chỉ là những thước phim trong vô số thước phim xúc động về tình người và tôn vinh sự nỗ lực đến cùng của đội ngũ y, bác sĩ tại Việt Nam trong cuộc chiến với COVID-19. Trong góc độ của mình, điều mà tôi nhận thấy là chính trong cuộc chiến không kém phần cam go, nguy hiểm và cũng nhiều mất mát đó, đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế của chúng ta cũng trở thành những nhân vật truyền cảm hứng. Có thể ghi nhận điều này khi trong mùa tuyển sinh vào các trường đại học tại Việt Nam vừa qua, có 36.816 chỉ tiêu xét tuyển vào các trường khối sức khỏe trong tổng số nguyện vọng đăng ký là 223.163, cao gấp hơn 6 lần so với mùa trước. 106,27% với tổng số 1.594 thí sinh nhập học tại Trường đại học Y - Dược Huế là một tham số trong bối cảnh có liên quan. Trong đó, y đa khoa, y học dự phòng, kỹ thuật hình ảnh y học, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng là những ngành học có tỷ lệ vượt trên 100%.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động
Hiệu ứng từ các phong trào

Bằng nhiều cách làm với các hoạt động thiết thực, thời gian qua phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng” và các hoạt động ý nghĩa khác do TP. Huế triển khai đã kết nối các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Hiệu ứng từ các phong trào
Đặt mục tiêu có được học bổng

Nhiều sinh viên đặt mục tiêu học tập, rèn luyện thật tốt để có thể nhận học bổng, đó là cách để các em phụ giúp gia đình.

Đặt mục tiêu có được học bổng
Return to top