ClockThứ Ba, 16/04/2019 07:00

Hiệu ứng từ các kỳ Festival Nghề truyền thống Huế

TTH - Trải qua 7 kỳ tổ chức, Festival Nghề truyền thống Huế (NTTH) đã trở thành sự kiện văn hóa, du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cho các làng nghề.

Zèng & giàyLắp đặt 39 nhà rường, nhà tre phục vụ Festival Nghề truyền thống120 tình nguyện viên phục vụ Festival Nghề truyền thống Huế

Nghề chằm nón khởi sắc qua các kỳ Festival Nghề truyền thống Huế

Định hình không gian tổ chức lễ hội

Sau 13 năm với 7 kỳ tổ chức, Festival NTTH đã đạt được mục tiêu tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các nghề, làng nghề truyền thống của Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Qua các kỳ festival, các điểm giới thiệu quảng bá nghề truyền thống mới được hình thành, đồng thời nhiều điểm đến du lịch được nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng, như: Trung tâm Làng nghề đúc đồng Phường Đúc, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Tịnh Tâm Kim Cổ của DNTN Thuận Thành Duy Mong… Từ đó, các nghề và làng nghề truyền thống có nhiều triển vọng hồi sinh, phát triển rõ rệt, như pháp lam, chế tác nhà rường, may áo dài truyền thống, thêu tranh ở phố Phan Đăng Lưu, nón lá Mỹ Lam, gỗ mỹ nghệ Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, giấy Trúc chỉ...

Sau các kỳ festival, dệt zèng A Lưới được công nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Qua các kỳ Festival NTTH, các không gian biểu diễn và trưng bày sản phẩm nghề từng bước được định hình, tạo không gian tổ chức lễ hội mang tính ổn định, lâu dài. Quy mô lễ hội cũng thay đổi qua từng kỳ festival, từ quy mô giới thiệu một vài nghề đến nhiều nghề, phát triển từ quy mô cấp thành phố đến quy mô toàn quốc và từng bước mang tính quốc tế.

Festival NTTH 2019, không gian lễ hội được tổ chức gắn với các thiết chế văn hóa hiện có trên tuyến đường Lê Lợi (từ Công viên 3/2, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Công viên Tứ Tượng, Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng…), định hình một không gian tổ chức lễ hội mang tính ổn định, lâu dài, với quy mô cấp thành phố nhưng có tính chất toàn quốc và mang tính quốc tế.

Tại công viên Tứ Tượng, các nghệ nhân đã đóng góp kinh phí và công sức để đầu tư lắp đặt hai cây đèn bằng pháp lam và phục hồi 4 tượng voi bằng đồng, làm cho không gian văn hóa này trở nên sinh động và đậm nét văn hóa Huế trong không gian nghề truyền thống.

Mỗi không gian là một câu chuyện về nghề

Festival NTTH 2019 diễn ra từ ngày 26/4-2/5 với nhiều không gian mang tính nghệ thuật, như: không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề, không gian sen, lụa và thổ cẩm, áo dài, nghề đông y, lồng đèn, diều, thư pháp, không gian giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống của các thành phố từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Các kh.ông gian này sẽ kết nối với không gian ẩm thực tại công viên Thương Bạc và công viên 3/2, mỗi không gian là một câu chuyện về nghề, giới thiệu tập trung những sản phẩm thủ công truyền thống mang dấu ấn Việt cũng như sự hội nhập quốc tế.

Giám đốc HTX Mây tre đan Bao La, ông Võ Văn Dinh cho rằng, Festival NTTH không chỉ là cơ hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mà còn là cầu nối để các cơ sở sản xuất, làng nghề ký kết các hợp đồng kinh tế giá trị. Tại festival nghề đầu tiên, cơ sở chỉ có 20 nhân viên tham gia sản xuất với doanh thu khoảng 100 triệu đồng/năm, đến nay HTX có trên 100 nhân viên trực tiếp sản xuất, sản phẩm làm ra không đủ để cung ứng ra thị trường và doanh thu mỗi năm đạt trên 1,5 tỷ đồng.

Tiến đến chuyên nghiệp hóa

Theo Ban tổ chức (BTC) Festival NTTH 2019, sau Festival NTTH 2017, TP tiếp tục nghiên cứu giải pháp mở rộng khán đài chính ở Bia Quốc Học  từ 2.500 chỗ lên 3.000 chỗ, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân và du khách, phục vụ các chương trình nghệ thuật, lễ hội của TP; mở rộng mặt bằng khu vực quảng trường trước Trường Quốc Học. Mặt khác, tăng cường đầu tư hệ thống âm thanh phục vụ cho các lễ hội ngoài trời và nâng cấp công suất nguồn điện chiếu sáng tại các công viên, khu vực diễn ra lễ hội; đây là sự đầu tư nhằm từng bước chủ động và tiến đến việc chuyên nghiệp hóa tổ chức festival chuyên đề của TP.   

Chủ tịch UBND TP. Huế, Trưởng BTC Festival NTTH 2019, ông Nguyễn Văn Thành cho biết, việc tổ chức festival trước hết thể hiện trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân TP để xây dựng Huế thành TP Festival đặc trưng của Việt Nam như nhiệm vụ được Thủ tướng giao. Đây cũng là trách nhiệm với các nghề truyền thống không chỉ của Huế mà của Việt Nam, tôn vinh các giá trị nghệ thuật, tôn vinh các làng nghề, các nghệ nhân, những người đóng góp, cống hiến cho nghề truyền thống Việt Nam.

Theo ông Thành, Festival NTTH 2019 không chỉ là sự kiện văn hóa, du lịch mà còn là sự kiện kinh tế, chính trị, mang lại lợi ích cho các nghệ nhân, làng nghề; đây là ý nghĩa thiết thực mà lễ hội mang lại. Ngoài ra, tính xã hội hóa, chuyên nghiệp của festival ngày càng được nâng cao, mang lại mục tiêu chung đó là quốc tế hóa sự kiện festival, nơi giao lưu hội tụ của các TP trong nước, quốc tế, nhất là các TP di sản, TP lịch sử.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để khách vui lòng

Festival Nghề truyền thống Huế năm 2023 diễn ra từ ngày 28/4 đến 5/5 cho tôi cảm nhận về sự phong phú của "tinh hoa nghề Việt" của một vùng đất. Nơi đây đã sản sinh nhiều món hàng chất lượng, mẫu mã đẹp bắt mắt thu hút khách hàng; trong đó có khách du lịch.

Để khách vui lòng
Festival Nghề truyền thống Huế:
Phục hồi, phát triển nghề truyền thống

Sau gần 20 năm tổ chức, Festival Nghề truyền thống (NTT) Huế đã để lại nhiều dấu ấn đặc sắc và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thành công lớn nhất sự phục hồi, phát triển của NTT cũng như khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân.

Phục hồi, phát triển nghề truyền thống
Return to top