ClockThứ Tư, 15/06/2016 15:44

Hiệu ứng văn hóa từ một cuộc triển lãm

TTH - Đẹp, quý hiếm, hấp dẫn là những tiêu chí đánh giá về chất lượng và mỹ thuật của một bộ sưu tập khi được đưa ra trưng bày, giới thiệu trước công chúng.

TS. Thái Kim Lan tại triển lãm

Triển lãm bộ sưu tập áo dài xưa của TS. Thái Kim Lan không chỉ hội đủ ba yếu tố nói trên mà đã tạo ra một không gian văn hóa từ bên ngoài phòng trưng bày. Tôi cảm nhận được điều đó ngay từ khi tác giả đang âm thầm chuẩn bị. Và dự báo của tôi đã không sai.

Ít thấy cuộc triển lãm nào mà trước giờ khai mạc không khí thật rộn ràng, và có cả sự náo nức của khá nhiều người. Đó là hiệu ứng văn hóa, sự đồng cảm, chia xẻ của khán giả. Bên trong là những bộ áo dài xưa “màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh”; bên ngoài là những bộ áo dài nền nếp của các chị cùng thế hệ với tác giả, những bộ áo cách tân, áo dài hiện đại đủ sắc màu cuả các chị là công chức nhà nước.

Chiếc áo dài màu xanh của bà Viện trưởng Viện Văn hóa Đức tại Hà Nội được đón nhận một tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả.

Có thêm hai bộ đồng phục áo dài lụa trắng của các chị cựu nữ sinh Trường Đồng Khánh khi trình diễn văn nghệ, và áo dài trắng của các em nữ sinh trung học phổ thông đến từ lớp chuyên văn Trường ĐHKH Huế. Hôm sau, các em cũng rủ nhau trở lại phòng trưng bày trong một bộ đồng phục khác, bộ đồng phục hiện đại để mặc đến lớp trong những ngày thường.

Đặc biệt, có mấy bộ áo dài màu tím Huế tôi đã thấy ngoài sân trong buổi lễ khai mạc nhưng sáng hôm sau gặp lại ở trong phòng trưng bày thì mới biết là khách đến từ TP. Hồ Chí Minh. Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, Chủ tịch Hội Quán các bà mẹ, người Nam Bộ, một người rất nỗ lực khuyến khích chị em phụ nữ mặc áo dài. Người thứ hai là Đoàn Thị Liệp, cô giáo dạy văn suốt 30 năm lên lớp trong trang phục áo dài. Chiếc áo chị mặc in hình sông Hương với đề tài Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Hôm khai mạc nhác thấy vài chị diện váy rất đẹp. Nhưng, hình như là họ đều sớm thấy được sự lạc lõng của mình trong bối cảnh ấy nên đã lặng lẽ đứng nép ở hàng phía sau cùng, hoặc nép sau những gốc cổ thụ trong khuôn viên nhà Bảo tàng Văn hóa Huế.

Đó là những ứng xử văn hóa của các đối tượng khán giả khi đến với một triển lãm văn hóa - nghệ thuật.

THANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Return to top