ClockThứ Sáu, 07/08/2020 14:26

Hiểu về xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR

TTH - Trong lúc tình hình dịch tễ của dịch bệnh COVID-19 diễn biến vô cùng phức tạp, việc thông tin về một số trường hợp sau khi xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính khiến người dân lo lắng và hoang mang. Tuy nhiên, đó không phải là kết quả để khẳng định một ca bệnh COVID-19.

Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPTCài đặt Bluezone – công cụ quan trọng để truy vết F0BN 651 tử vong vì viêm phổi, suy hô hấp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2 và COVID-19Sát cánh chống dịch COVID-19

Để phát hiện một người có bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không, hiện nay Thừa Thiên Huế đang thực hiện 2 loại xét nghiệm, gồm: xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể trong máu (xét nghiệm nhanh).

Ưu điểm của xét nghiệm PCR là có thể phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở những giai đoạn rất sớm, kể từ khi người bệnh chưa biểu hiện bệnh. Đây là xét nghiệm rất có giá trị được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là xét nghiệm dùng để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không. Tuy nhiên, chỉ có những cơ sở y tế có phòng xét nghiệm được trang bị đủ phương tiện cần thiết, nhân viên được đào tạo chuyên sâu mới thực hiện được. Mặt khác, xét nghiệm PCR thường tốn kém và mất nhiều thời gian hơn, nên việc thực hiện xét nghiệm này cho tất cả đối tượng nghi nhiễm là điều không hề dễ dàng và cần có thời gian.

Đối với một trường hợp cụ thể, kết quả xét nghiệm PCR do cơ sở y tế có đủ chức năng thực hiện khẳng định dương tính, Bộ Y tế công bố thì người đó mới được xác định là ca bệnh COVID-19. Hiện tại, tất cả các xét nghiệm PCR để khẳng định một trường hợp âm hay dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn Thừa Thiên Huế đều do Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện.

Tuy không có giá trị khẳng định như xét nghiệm PCR, nhưng xét nghiệm nhanh đang phát huy ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Xung quanh việc sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh để loại trừ những trường hợp nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2, vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất giữa các địa phương áp dụng. Riêng với Thừa Thiên Huế, xét nghiệm nhanh COVID-19 chính là phương pháp giúp phát hiện nhanh những trường hợp nghi ngờ, giúp cơ sở y tế dễ dàng kiểm soát và có phương án phòng dịch kịp thời.

Theo BS. Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, xét nghiệm nhanh là phương pháp tìm kháng thể nên có thể trước đó người được xét nghiệm đã từng nhiễm một loại virus nào đó khiến cơ thể sinh ra kháng thể khá tương đồng với kháng thể chống SARS-CoV-2. Vì vậy, cho ra kết quả dương tính (trường hợp này gọi là dương tính giả). Tuy nhiên tỉ lệ này rất thấp. Do vậy, xét nghiệm nhanh chỉ là phương pháp phân loại người có nguy cơ nhiễm chứ không phải khẳng định.

Hiện nay, Thừa Thiên Huế tiếp tục khẩn trương triển khai việc xét nghiệm nhanh với những người đi từ vùng dịch về, hoặc có tiếp xúc với người bị bệnh. Tuy không có giá trị khẳng định, nhưng để đảm bảo an toàn dịch tễ, những trường hợp xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính hoặc nghi ngờ F0 thì các cơ quan chức năng triển khai các phương pháp xử lý như “trường hợp F0”. Quá trình này nhiều khi khiến người dân hoang mang.

Trong trường hợp nơi làm việc hoặc nơi ở gặp tình huống này, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng mà cần bình tĩnh và hợp tác tốt với các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn phòng dịch.  

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

VPI dự báo giá xăng tăng trên 2% trong kỳ điều hành ngày 21/3

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 21/3, giá bán lẻ xăng dầu dự báo sẽ tăng từ 0,7 - 3,8% và Liên bộ Tài chính - Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut.

VPI dự báo giá xăng tăng trên 2 trong kỳ điều hành ngày 21 3
Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Ngày 12/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết đang phối hợp theo dõi một ca bệnh sốt rét ngoại lai tại Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Các y bác sĩ tiếp tục điều trị do bệnh nhân đang mang thai 19 tuần tuổi.

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top