ClockChủ Nhật, 28/04/2013 00:06

Hình ảnh Bác Hồ qua tác phẩm của hai nghệ nhân dân gian Huế

TTH - Tấm lòng của những nghệ nhân dân gian Phan Thế Huề, Trương Văn Lập đối với Bác Hồ được thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật độc đáo như cách để nhớ về vị lãnh tụ dân tộc.

Tác phẩm độc bản

Một ngày đầu xuân Quý Tỵ, chúng tôi ghé thăm nhà nghệ nhân Phan Thế Huề, ngôi nhà ba gian khang trang nằm ngay đầu làng Phò An, xã Phú Dương, huyện Phú Vang. Đáng tiếc, chúng tôi đã đến muộn, vì ông đã qua đời hơn ba tháng nay ở tuổi 97.
 

Tác phẩm "Chân dung bác Hồ" bằng sành sứ duy nhất ở Việt Nam

 
 
Trong nhà, những tác phẩm chạm khắc mộc của ông vẫn được con cháu trân trọng giữ gìn như cặp điêu khắc “Ngưu lang, chức nữ”; Bức hoành phi “Vi thiện duy bửu” (Lấy thiện làm quý); Hộp “Song hỷ”... Đặc biệt là bức điêu khắc gỗ “Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa” là tác phẩm vô giá của ông về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, 10 tuổi theo thầy học nghề chạm trổ trên gỗ, qua nhiều năm miệt mài học nghề với năng khiếu thiên bẩm ông đã trở thành một người thợ chạm trổ tài hoa. Những sản phẩm tinh xảo của ông đã nổi tiếng khắp vùng. Những năm 40 của thế kỷ XX, ông còn được Bộ Công (Triều Nguyễn) tuyển xây dựng và sửa chữa các công trình trong hoàng cung.
 

Nghệ nhân Phan Thế Huề với tác phẩm khắc gỗ "Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa"

 
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, từ năm 1977 đến năm 1982, ông được Trường cao đẳng Mỹ thuật Huế (nay là Trường đại học Nghệ thuật Huế) mời giảng dạy bộ môn điêu khắc tại trường. Nhiều học trò của ông đã trở thành nhà điêu khắc tên tuổi. Năm 1982, ông được Liên hiệp HTX Tiểu thủ công nghiệp Trung ương trao tặng danh hiệu “Huy chương Bàn tay vàng hạng nhất” về điêu khắc gỗ truyền thống Huế.
 
Trở lại với tác phẩm “Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa”, được ông thực hiện từ năm 1978. Sự kết hợp giữa bàn tay vàng của một nghệ nhân truyền thống với tình cảm trân trọng vị lãnh tụ kính yêu đã thăng hoa trong tác phẩm. Với kỹ thuật chế tác độc đáo, lại độc bản, tác phẩm “Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa” là hiện vật quý giá lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ hôm nay và mai sau.
 
Gia tài của nghệ nhân Cửu Lập
 
Được sự giới thiệu của TS Phan Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Huế, chúng tôi tìm đến nhà của cố nghệ nhân khảm sành sứ Trương Văn Lập (hay còn gọi là Cửu Lập). Ngôi nhà nằm sâu trong một con hẻm nhỏ ở đường Cao Bá Quát, TP Huế. Bước chân vào cổng chúng tôi đã ấn tượng với ngôi nhà gỗ được xây dựng và chạm trổ theo kiểu nhà rường truyền thống Huế do con trai nghệ nhân Trương Văn Lập là Trương Văn Ấn tạo dựng để trưng bày những kỷ vật của cha. Ngay gian giữa nhà trưng bày là tác phẩm “Bác Hồ đi công tác”, chất liệu sành sứ được treo trang trọng.
 
Cố nghệ nhân Trương Văn Lập sinh ra trong một gia đình làm nghề khảm sành sứ truyền thống, thân sinh của ông là cụ Bát Mười là một người thợ khảm sành sứ nổi tiếng, thực hiện việc khảm sành sứ ở lăng Khải Định. Từ nhỏ ông Lập đã theo cha học nghề, năm 15 tuổi được cha cho đi theo phụ việc. Tài năng thiên phú cộng với sự chăm chỉ, say mê công việc đã giúp ông nhanh chóng trở thành người thợ thạo việc, giỏi nghề.
 
Sau ngày đất nước thống nhất, từ năm 1976 đến năm 1982, ông được Trường cao đẳng Mỹ thuật Huế mời đến truyền nghề cho sinh viên kỹ thuật khảm sành sứ. Chính trong thời gian này, ông cho ra đời những tác phẩm đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông được Nhà nước tặng “Huy chương Bàn tay vàng” vì những cống hiến của ông cho nghệ thuật khảm sành sứ truyền thống. Ông mất năm 1996, nhưng tác phẩm của ông để lại có đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên được những dấu ấn đặc biệt về nghệ thuật khảm sành sứ truyền thống.
 
TS Phan Thanh Bình đánh giá: “Đối với bác Cửu Lập, ấn tượng hơn cả và thành công về nghệ thuật là bức “Chân dung Hồ Chủ tịch” thuần khiết bằng chất sành sứ màu, được tạo nên bởi sự phối hợp phong cách mỹ thuật truyền thống, chất liệu tạo hình dân gian với kỹ pháp tạo hình cắt mảng hiện đại. Nếu nói về kỹ thuật chất liệu thì bàn tay vàng của bác Cửu Lập đã làm nên độ chính xác của hình thể, sự trong sáng của hình ảnh Hồ Chí Minh. Nói về cái mới và hiện đại thì phải nói đến sự nhạy cảm, tinh tế và tài hoa của họa sĩ Dương Đình Sang qua phác thảo rất cẩn trọng, thi vị và đầy khí chất thời đại của ông. Đây là tác phẩm chân dung Bác Hồ duy nhất ở Việt Nam được làm bằng chất liệu khảm sành sứ với kích thước lớn (2m x 1m30). Hiện, tranh được treo trân trọng ở sảnh chính của Trường đại học Nghệ thuật Huế.
 
Bức tranh thứ hai của bác Cửu Lập là “Bác Hồ đi công tác” với sự tham gia phác thảo của PGS. Họa sĩ Vĩnh Phối, bấy giờ là Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Mỹ thuật Huế. Khác với tranh “Chân dung Hồ Chủ tịch”, bức tranh nàythể hiện qua ảnh tư liệu lịch sử. Sự chuyển thể từ ảnh qua chất liệu khảm sành sứ phải qua nhiều bước, nhiều phác thảo khác nhau. Tuy nhiên, phần chính là do bác Cửu Lập thể hiện, vì vậy phong cách bút pháp rất dân gian, gần với những điển tích của Bát Tiên với hình họa tối giản, màu sứ nghiêng về nâu lục và sự diễn tả cũng có phần tự nhiên hơn. Do tính biểu cảm độc đáo và ánh sắc cố hữu của sứ màu mà hình ảnh Bác Hồ đi công tác đã được thể hiện bằng cái nhìn rung cảm khác lạ, đa dạng về cấu trúc so với bức ảnh gốc nổi tiếng này. Bức thứ 3 cũng khá thành công của bác Cửu Lập là bức “Chiếc áo Bác Hồ”, đây là tác phẩm được gợi cảm hứng từ câu chuyện Bác Hồ tặng cho cán bộ chiến sĩ Công an Bình Trị Thiên chiếc áo ấm trong kháng chiến chống Pháp”.
Hoàng Liên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

Hơn 20 tác phẩm hội họa vẽ về đề tài di sản Huế vừa được họa sĩ Lê Hữu Long giới thiệu đến công chúng tại triển lãm có tên “Vọng Huế”, khai mạc chiều 10/1 tại Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế).

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”
Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên

Sáng 9/1, Hội sinh viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế phối hợp với Đoàn thanh niên trường tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2024 chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2024).

Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên
Return to top