ClockThứ Ba, 27/04/2021 15:42

Hình mẫu chuyển đổi số và điểm đến của những sự kiện công nghệ lớn

TTH.VN - Đó là đề xuất của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng với Thừa Thiên Huế tại lễ khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2021 ngày 27/4.

Ấn nút công bố triển khai các nền tảng dịch vụ điện tử phục vụ người dân tại lễ khai mạc 

Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng; Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam Nguyễn Long; Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung Lâm Nguyễn Hải Long; Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành cùng lãnh đạo các hiệp hội, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Với chủ đề “Cơ hội - thách thức” , Tuần lễ CĐS Huế - 2021 nhằm góp phần thúc đẩy, xúc tiến hợp tác, đầu tư các ngành, lĩnh vực tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và nền kinh tế khu vực, cả nước nói chung. Đây là dịp để các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp và các địa phương gặp gỡ, trao đổi về khả năng, nhu cầu, giải pháp và các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) trên các lĩnh vực trọng tâm như đầu tư, du lịch, y tế, giáo dục và dịch vụ hành chính công.

Phát biểu khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, chuyển đổi số (CĐS) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội (KT-XH).

Thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã chú trọng đẩy mạnh CĐS, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

Với quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội, trong đó có CĐS, coi đó là giải pháp đột phá trong phát triển KT- XH, Tuần lễ CĐS Huế - 2021 là sự đổi mới sáng tạo trong thực hiện Chương trình CĐS Quốc gia, thúc đẩy CĐS tại Việt Nam. Đây là chuỗi sự kiện quan trọng, lồng ghép các hoạt động hội nghị, hội thảo, diễn đàn… tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên CĐS của tỉnh, hướng đến thúc đẩy, hợp tác, đầu tư các ngành, lĩnh vực; góp phần tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh và có ý nghĩa với đối với khu vực và cả nước.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao nỗ lực của UBND tỉnh trong việc tổ chức tuần lễ CĐS - sự kiện thể hiện quyết tâm cao của người đứng đầu và tư duy đột phá trong triển khai CĐS, là cơ hội tốt đưa CĐS trở nên phổ biến, được người dân dân biết đến, trải nghiệm, sử dụng nhiều hơn, với mục đich cuối cùng là phục vụ doanh nghiệp, người dân và xã hội.

Ở góc độ địa phương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đề xuất Thừa Thiên Huế coi mình là quốc gia thu nhỏ để vận dụng và triển khai, đặt ra mục tiêu chiến lược phù hợp với cách làm và thực tế địa phương. Theo ông Dũng, tỉnh cần lựa chọn một số mục tiêu đột phá để thực hiện trong năm 2021, cụ thể: hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa CĐS với mục tiêu kép vừa phục hồi kinh tế sau COVID-19, vừa góp phần phát triển CĐS; đưa 100% dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát triển hồ sơ lên 50% và tỷ lệ xử lý hồ sơ hoàn toàn trực tuyến lên trên 50%.

“Đây là mục tiêu hết sức thách thức, nhưng triển khai được nó sẽ đi đôi với việc hoàn thành chỉ tiêu cơ bản nhất của chính quyền điện tử đi kèm hiệu quả sử dụng”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.

Ký kết biên bản ghi nhớ tại buổi lễ

Mục tiêu trung hạn đến 2025 với những đột phá: triển khai doanh nghiệp số, y tế số, giáo dục số và du lịch số. Thứ trưởng yêu cầu Thừa Thiên Huế duy trì sự kiện Tuần lễ CĐS hàng năm và công bố bài toán đặc thù của tỉnh để các doanh nghiệp công nghệ số tham gia giải quyết. “Đưa Thừa Thiên Huế thành điểm đến của những sự kiện công nghệ lớn của quốc gia và thế giới, hướng tới mục tiêu vừa phát triển du lịch, vừa phát triển công nghệ số, trở thành hình mẫu chuyển đổi số của các địa phương”.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng bày tỏ tin tưởng với sự vào cuộc quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế, quá trình CĐS sẽ diễn ra thành công, đạt được những mục tiêu chính quyền số làm cho người dân và xã hội tin vào Đảng và chính quyền; kinh tế số, xã hội số làm người dân giàu và hạnh phúc hơn. “Bộ TT&TT cam kết đồng hành cùng tỉnh Thừa Thiên Huế trên hành trình đầy ý nghĩa này”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.

Tại hội nghị, ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM - HCA trình bày tham luận "Chuyển đổi số hiệu quả - Đề xuất đóng góp từ HCA". Ông Lê Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam “Giới thiệu Báo cáo Vietnam ICT Index 2020 đồng hành cùng Chuyển đổi số tại Thừa Thiên Huế của Ban soạn thảo Vietnam ICT Index”. Chia sẻ những kết quả đạt được của tỉnh trong thời gian qua về triển khai chính quyền điện tử và đô thị thông minh, Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Xuân Sơn trình bày “Báo cáo kết quả xây dựng chính quyền điện tử và định hướng chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Hội nghị cũng diễn ra tọa đàm với khách mời là lãnh đạo Bộ TT&TT, lãnh đạo tỉnh, sở TT&TT, lãnh đạo các đơn vị về “CĐS hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng”.

Cũng tại buổi lễ, tỉnh tổ chức bấm nút công bố triển khai các nền tảng dịch vụ điện tử phục vụ người dân, gồm: Hue-S, Học bạ điện tử; Hồ sơ sức khỏe điện tử; Nền tảng du lịch thông minh, Thanh toán không dùng tiền mặt.

Các đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thực tế hóa trong việc kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông minh để triển khai các hoạt động trong thời gian tới: Ký kết triển khai xe đạp thông minh; Ký kết Biên bản ghi nhớ xúc tiến, hỗ trợ CĐS giữa các tổ chức, doanh nghiệp.

Dịp này, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng trao chứng nhận đầu tư cho Công ty SMC Huế và Công ty Plutos. Hội Tin học TP.HCM (HCA) phối hợp cùng Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (HUE DITA) trao tặng cho học sinh tiểu học tại 2 huyện A Lưới và Quảng Điền hơn 76.600 cuốn vở và 800 áo trắng học sinh với tổng giá trị gần 350 triệu đồng.

Liên Minh

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

TIN MỚI

Return to top