ClockThứ Sáu, 30/12/2022 06:29

Hình thành thị trường việc làm sôi động

TTH - Để giải quyết bài toán về việc làm, bên cạnh đào tạo nguồn lao động chất lượng, yếu tố quan trọng không kém là tập trung ưu tiên xúc tiến, kêu gọi đầu tư để hình thành và phát triển các ngành nghề có thế mạnh cạnh tranh của tỉnh. Đồng thời, tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho người dân ở khu vực nông thôn.

Học nghề để có việc làmA Lưới: Tập huấn thông tin thị trường lao động cho cán bộ xãLiên kết tiêu thụ nông sản tại thị trường Huế và Tiền GIang

Người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI

Đến nay, trên địa bàn các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) của tỉnh có 172 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 122.230 tỷ đồng. Trong đó, có 40 dự án vốn FDI với vốn đăng ký là 70.257 tỷ đồng. Hiện nay, có 109 dự án đang hoạt động và 45 dự án đang triển khai thực hiện. Tại các KCN, KKT đang giải quyết việc làm cho khoảng gần 41 nghìn lao động, chiếm khoảng 46% lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh.

Để tiếp tục tạo thêm nhiều ngành nghề sản xuất, vị trí việc làm mới, công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư được tập trung đẩy mạnh. Thời gian qua, tỉnh tổ chức làm việc với các tập đoàn lớn; ký kết biên bản thảo luận hợp tác, xúc tiến đầu tư thương mại với các DN lớn trong khu vực và một số tổ chức nước ngoài, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Séc... vào các KCN, cảng Chân Mây...

Ngoài đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh, chiếm 26,2% tổng thu ngân sách toàn tỉnh năm ngoái, các DN FDI góp rất lớn trong công tác an sinh khi giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động, nâng cao đời sống người dân. Riêng năm 2021, khu vực FDI sử dụng gần 25.000 lao động. Trong đó, các DN dệt may giải quyết nhiều lao động nhất như: Công ty Scavi Huế giải quyết hơn 8.000 lao động; Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam (Hoa Kỳ) giải quyết cho gần 6.500 lao động...

Sự tham gia của khu vực FDI trong nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là tập trung vốn FDI trong ngành công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp đang thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng môi trường kinh tế năng động. Cùng với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, nguồn nhân lực được coi là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút đầu tư từ khối FDI.

Để "đối ứng" tương xứng với những điều kiện hết sức thuận lợi, tích cực mà những DN sản xuất, kinh doanh, nhất là DN trong khu vực FDI mang lại, nguồn nhân lực, lao động cần được đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Một thực trạng được chỉ ra là, nguồn nhân lực của các DN, nhất là DN FDI hiện nay đang gặp vấn đề khi người lao động không gắn bó lâu dài với công ty. Người lao động sẵn sàng "nhảy" việc chỉ vì sở thích, hoặc gặp khó khăn trong công việc, dễ bị nản lòng... Điều này không chỉ khiến bản thân người lao động không có cơ hội thăng tiến trong tương lai, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chiến lượt phát triển của DN.

Tại một hội thảo bàn về giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với nhu cầu DN, ông Trần Văn Mỹ, Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế, Chủ nhiệm Câu lạc bộ DN FDI Thừa Thiên Huế cho rằng, nguồn nhân lực được coi là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút đầu tư từ khối FDI. Tuy nhiên, để phát huy nguồn lực này, ngoài đào tạo về chuyên môn còn cần đào tạo về kỷ luật, tác phong làm việc công nghiệp, văn hoá giao tiếp nơi công sở, kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài… Đào tạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cũng cần được tăng cường và chú trọng đúng mức để nâng cao năng lực làm việc và hội nhập của người lao động trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Thông tin doanh nghiệp
Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng?

Sau năm 2022 cực kỳ thành công khi cả doanh thu và lợi nhuận đạt giá trị 487,1 triệu USD (BlueWeave Consulting), tưởng chừng thị trường văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Việt Nam sẽ tận dụng đà hồi phục để bùng nổ hơn nữa trong năm 2023 nhưng báo cáo tài chính của ngành hàng này vừa cho thấy kết quả ngược lại.

Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4

TIN MỚI

Return to top