ClockThứ Ba, 18/04/2017 14:34

Hít khí ô nhiễm mệt bơ phờ như… thất tình

Các nhà nghiên cứu Anh cho rằng hít thở không khí ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực đến con người ngang ngửa… thất nghiệp hoặc thất tình.

Ô nhiễm không khí liên quan đến 2,7 triệu ca sinh non mỗi nămUNICEF: Cứ 7 trẻ em thì có 1 trẻ sống trong vùng ô nhiễm không khí nặngÔ nhiễm không khí ở Trung Quốc gây biến đổi khí hậu ở Đông ÁHơn 300 triệu người có nguy cơ mắc bệnh từ nước bẩn

Giao thông ken chặt trên đường Marylebone ở London, Anh - Ảnh: AFP

Theo báo Guardian, nghiên cứu của trường Đại học York (Anh) phát hiện “mối liên quan mật thiết và tiêu cực” giữa mức độ hài lòng về cuộc sống ở con người và mức độ ô nhiễm không khí.

Trong nghiên cứu mang tựa đề “Không khí sạch có làm bạn hạnh phúc?”, các học giả so sánh việc hít thở khí nitơ dioxit (NO2) trong khí thải xe mang lại “bất hạnh” tương tự các sự kiện đau buồn trong cuộc sống như mất việc, chia tay người yêu…

Với lập luận rằng con người bị phơi nhiễm với khí thải thường xuyên hơn, nhóm nghiên cứu đề xuất giảm thiểu yếu tố này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội.

Nồng độ NO2 cao nhất đo được tại Anh là ở thủ đô London, một điểm nóng ô nhiễm của châu Âu. Cơ quan Môi trường châu Âu thống kê tại Anh có 11.940 người qua đời sớm vì khí NO2 trong năm 2013, chỉ đứng sau Ý.

Ô nhiễm do khí NO2 đã khiến hàng chục ngàn người qua đời sớm trên khắp châu Âu mỗi năm.

Khí NO2 được thải ra chủ yếu từ xe chạy bằng dầu diesel, khí thải của các xe này độc hại gấp 10 lần so với xe tải nặng và xe buýt.

Ủy ban châu Âu cuối năm ngoái đã dọa sẽ kiện Anh và sáu nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ra Tòa án công lý ở Luxemburg vì không kiểm soát được các hành vi vi phạm luật khí thải, đặc biệt trong vụ xìcăngđan gian lận của hãng xe Volkswagen của Đức.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Return to top