ClockThứ Tư, 27/04/2016 13:43

Hít phải thủy ngân nguy hiểm mức nào?

Nếu hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi.

Thông tin Hà Nội bị nhiễm thuỷ ngân trong không khí gây hoang mang cho rất nhiều người vì thuỷ ngân là chất cực độc. Tuy nhiên, không phải toàn bộ Hà Nội đều bị nhiễm thuỷ ngân trong không khí.

Chủ yếu phát hiện ở quận Long Biên 

Trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục của Tổng cục Môi trường đặt tại khu vực 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội gần đây thường xuyên cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

Những cảnh báo đang dấy lên lo sợ cho người dân

Theo TS Hoàng Dương Tùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội thay đổi theo từng thời điểm và hiện nay là thời điểm giảm.

Dù vậy, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được vào ngày 14/4 vẫn dao động ở mức 54-140 – mức kém theo thang đánh giá, khuyến cáo những người nhạy cảm hạn chế ra ngoài.

Trước đó khoảng 6 tuần – vào đầu tháng 3, chỉ số AQI ở Hà Nội có lúc lên đến 388 – mức ô nhiễm rất nặng, cao nhất trên thang đánh giá, khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà (kết quả quan trắc của Đại sứ quán Mỹ tại tòa nhà số 7 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội).

Riêng nồng độ bụi mịn PM2,5 cao gấp 3 mức khuyến cáo theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và gấp 7 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Nói về chỉ số AQI ở thời điểm đó, TS Tùng cho biết: “Chỉ số này cao hơn 1,5 lần so với mức độ cho phép. Thời gian này, mức độ ô nhiễm giảm nhưng không phải do giảm các nguồn gây ô nhiễm mà do thời tiết.

Nhìn vào các bài học trên thế giới, ông Tùng cho rằng, nếu không sớm có biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả, việc không khí Hà Nội trở nên ô nhiễm nghiêm trọng như Bắc Kinh sẽ tất yếu xảy ra trong một ngày không xa, báo Khoa học phát triển cho hay.

Tác hại khi hít phải thủy ngân trong không khí

Khi con người hít phải thủy ngân trong không khí sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Nếu hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi.

Ngoài ra, thủy ngân gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.

Hơi thủy ngân còn có thể thâm nhập vào cơ thể qua da gây viêm da dị ứng nhất là ở mặt, cổ, nách và đùi non. Biểu hiện là phát ban đỏ trên diện tích lớn, mẩn ngứa và đau nhẹ.

Khi bị ngộ độc thủy ngân ban đầu bạn sẽ có cảm giác thấy mùi kim loại trong miệng, sau đó đau đầu, chóng mặt, lợm giọng, nôn ọe, toàn thân đau mỏi, uể oải, lạnh bụng.

Sau đó bạn có thể có hiện tượng mất ngủ tinh thần hoảng loạn, tình cảm khác thường, không ổn định trước khi có những biểu hiện nặng hơn.

Theo Gia đình Việt Nam

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám, tầm soát phổi miễn phí cho hơn 600 người dân Quảng Điền

Ngày 18/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh khám, sàng lọc miễn phí bệnh ung thư phổi, các bệnh lý về phổi cho người dân từ 40 tuổi trở lên tại Quảng Điền.

Khám, tầm soát phổi miễn phí cho hơn 600 người dân Quảng Điền
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi

Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay (31/5) Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn chủ đề "Thuốc lá và các bệnh về phổi". Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế Thế giới muốn thông tin tới cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khoẻ con người, nhất là các bệnh về phổi.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi
Return to top