Thế giới Thế giới
Hộ chiếu vaccine là vấn đề nóng trong Hội nghị cấp cao ASEAN
TTH.VN - Một số nhà tư tưởng trí thức nổi tiếng của Campuchia đã nhận định, hộ chiếu vaccine sẽ là một trong những ưu tiên chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi Campuchia lên nắm quyền chủ tịch vào năm 2022.
- » Nhiều quốc gia EU ủng hộ triển khai “hộ chiếu vaccine”
- » Vấn nạn mua bán giấy chứng nhận, vaccine COVID-19 trên “chợ đen trực tuyến”
- » Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- » Ukraine và Liên minh châu Âu nhất trí công nhận hộ chiếu tiêm chủng
- » Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và các nước sản xuất vaccine
Hộ chiếu vaccine sẽ hỗ trợ thúc đẩy khả năng đi lại gia tăng sau đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Nhân dân Điện tử
Chheang Vannarith, Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á cho biết: “Hộ chiếu vaccine sẽ đóng vai trò rất quan trọng để từng bước khôi phục khả năng di chuyển của người dân trong khu vực. Chúng ta cần tìm cách và phương tiện để phục hồi sau khủng hoảng và sự di chuyển của con người là cần thiết, đặc biệt là để khôi phục ngành du lịch, lữ hành, cũng như hoạt động kinh doanh”.
Pou Sothirak, Giám đốc điều hành của Viện Hợp tác và Hòa Bình Campuchia cho biết: “Khi Campuchia đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN, Campuchia có thể coi đây là trọng tâm, cũng như coi vấn đề này như một chiến lược đã được hoạch định sẵn. Campuchia nên khởi xướng thảo luận chủ đề này với các nhà lãnh đạo ASEAN và tất cả các đối tác phát triển để thúc đẩy sự chú ý nhiều hơn đến cuộc khủng hoảng COVID-19. Trên thực tế, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Sen, Campuchia đã ban hành một số chính sách và chiến lược tốt để chống lại đại dịch”.
Được biết, tốc độ triển khai tiêm chủng của Campuchia chỉ đứng sau Singapore trong khối ASEAN. Đây là một điểm tốt, nhưng Campuchia cần nỗ lực nhiều hơn bởi trong thời điểm mà hiện nay, đại dịch là vấn nạn nguy hiểm hơn nhiều vấn đề khác trên toàn thế giới.
Các quốc gia đối tác của ASEAN, đặc biệt là các nước đối tác trong nhóm ASEAN+3 đã có một số cam kết về vấn đề COVID-19. Tuy nhiên, mỗi thành viên ASEAN và các nước đối tác của khối đều nên có những thành quả thiết thực hơn.
“Cam kết là có, nhưng hãy để nó biến thành hành động thiết thực”, Giám đốc Pou Sothirak cho hay.
Trong một ý kiến khác, Tổng Giám đốc Viện hợp tác quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia Kin Phea chia sẻ quan điểm thận trọng hơn rằng hộ chiếu vaccine là một vấn đề quan trọng và nhiều khả năng đây có thể sẽ chỉ là một cuộc thảo luận nhưng chưa thể là một chương trình nghị sự do còn nhiều tranh cãi xung quanh.
Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
- Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023 tại Hiroshima (29/06)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn (29/06)
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70% (29/06)
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ” (28/06)
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu (28/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu