Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
'Hộ chiếu' vắcxin COVID-19 của Việt Nam sẽ liên thông với quốc tế
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam sẽ thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm vắcxin ngừa COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, dù mất nhiều thời gian hơn.
- » Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao công tác phòng dịch tại các chốt kiểm soát y tế
- » Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19
- » ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- » Sáng 6/3, có 7 ca mắc COVID-19, riêng Hải Dương đã 6 ca
- » Hợp tác quốc tế thích ứng với bối cảnh dịch COVID-19
- » Canada phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp
Việc tiêm phòng vắcxin COVID-19 là vấn đề hiện nay được nhiều người dân hết sức quan tâm. Đáng lưu ý, hệ thống tiêm chủng của Việt Nam sau này sẽ liên thông với quốc tế, sau này là hộ chiếu vắcxin, quản lý toàn bộ bằng QR code.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tiêm chủng vắcxin COVID-19 toàn quốc. Hội nghị kết nối đến tận các tuyến huyện với tổng số hơn 700 điểm cầu trên cả nước.
Vắcxin phát triển nhanh nhất
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, vắcxin COVID-19 là nỗ lực của các nhà nghiên cứu trên toàn cầu. Có thể nói việc sản xuất vắcxin COVID-19 là nỗ lực của tất cả các nhà nghiên cứu, nhà sản xuất. Trong lịch sử, đây là vắcxin phát triển nhanh nhất, ra đời nhanh nhất và sử dụng nhanh nhất.
Vì thời gian chưa đủ dài để theo dõi toàn bộ tiến trình thử nghiệm lâm sàng, đánh giá về hiệu quả nên những khẳng định của nhà sản xuất, cơ quan nghiên cứu ở một số vắcxin, thời gian bảo vệ có khác nhau. Có đơn vị thời gian bảo vệ lên tới 2 năm, 1 năm, có đơn vị khẳng định chỉ được 6 tháng…
Do đó song song nhập khẩu vắcxin, Việt Nam cũng đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vắcxin COVID-19 trong nước để đảm vấn đề an ninh y tế vắcxin.
Bên cạnh đó, do đây là vắcxin mới nên cách thức Bộ Y tế triển khai tiêm hết sức thận trọng. Dù vắcxin về từ cuối tháng 2 nhưng phải chờ giấy xuất xưởng chứng nhận về chất lượng của phía Hàn Quốc và Việt Nam cũng đánh giá lại toàn bộ lô vắcxin này. Vì thế, dự kiến ngày 8/3, Việt Nam sẽ bắt đầu những mũi tiêm đầu tiên.
Bộ Y tế đang tích cực phối hợp và đề nghị COVAX chuyển sớm thêm vắcxin về Việt Nam. Bộ Y tế hy vọng tháng 3 lượng vắcxin về dồi dào hơn, khoảng 1,3 triệu liều; đến tháng 4-5 nguồn cung sẽ tăng lên.
Trong lần tiêm này, Bộ Y tế tập trung ưu tiên cho đối tượng theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ và đối tượng trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch. Những mũi tiêm đầu tiên được dành cho người trực tiếp làm công tác phòng chống dịch, giảm thiểu yếu tố nguy cơ lây nhiễm với đối tượng này.
Lần tiêm chủng đợt đầu này, Bộ Y tế không thể phân bổ vắcxin cho cho 63 địa phương mà dành cho 13 tỉnh thành phố có dịch và ưu tiên cho Hải Dương - điểm nóng về phòng chống dịch. Ngày 8/3 sẽ tiêm mũi đầu tiên tại Hải Dương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế tổ chức tiêm tại tất cả cơ sở có điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc nên khả năng lây nhiễm rất cao, sau đó là những người tham gia công tác phòng chống dịch tại cộng đồng như nhóm làm công tác truy vết, xét nghiệm…
Hệ thống tiêm chủng sẽ liên thông với quốc tế
Phân tích những điểm khác với quốc tế trong tiêm vắcxin phòng COVID-19 ở Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam sẽ thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm vắcxin ngừa COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, dù mất nhiều thời gian hơn.
Để quản lý thông suốt và đồng bộ chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khoẻ cá nhân. Việt Nam hiện đã hoàn tất hơn 97 triệu hồ sơ.
Bộ Y tế yêu cầu từng cơ sở y tế, cơ sở tiêm chủng phải tải phần mềm do Bộ Y tế thiết kế để phục vụ tiêm chủng tốt nhất. Với mỗi người dân phải tải ứng dụng hồ sơ sức khỏe, việc này vừa giúp ngành y tế tăng cường chủ động giám sát từ cơ sở y tế vừa nhanh chóng nhận được phản ánh người dân về những bất lợi sau tiêm.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay: “Hệ thống tiêm chủng của Việt Nam sau này sẽ liên thông với quốc tế, sau này là hộ chiếu vắcxin, quản lý toàn bộ bằng QR code. Trong chiến dịch tiêm chủng lần này, chắc chắn sẽ có những tai biến không mong muốn xảy ra nhưng không vì lý do đó làm lung lay chiến dịch tiêm vắcxin. Trên toàn cầu cũng có người tham gia phong trào phản đối vắcxin nhưng lợi ích vắcxin ngừa COVID-19 rất rõ ràng, bảo vệ chính cho bản thân và cộng đồng.”
Theo Bộ trưởng Y tế, dù độ bảo vệ của vắcxin AstraZeneca không đạt 100% nhưng 100% người tiêm nếu có mắc bệnh sẽ diễn biến nhẹ hơn, không dẫn đến tử vong. Đây là điều quan trọng nhất với mỗi cá nhân tiêm chủng.
Theo người đứng đầu ngành y tế, lần này, Bộ Y tế huy động tổng lực toàn ngành tham gia tiêm chủng do đây là chiến lược tiêm chủng lớn nhất nước với trên 100 triệu mũi tiêm. Bộ Quốc phòng sẽ tiêm cho lực lượng quốc phòng, Bộ Công an tiêm cho cán bộ công an, Bộ Y tế sẽ đảm nhiệm tiêm cho toàn dân.
Vì vậy, người dân cần sức bình tĩnh, với những lô vắcxin tiếp theo, thời gian kiểm tra sẽ được rút ngắn, Bộ sẽ triển khai ngay việc tiêm chủng mở rộng thêm cho các đối tượng.
Theo TTXVN
- Đề xuất nâng phụ cấp lên 100% cho nhân viên y tế dự phòng, y tế xã, phường (14/08)
- Cục quản lý Dược cảnh báo về thuốc Cefuroxim 500 giả (13/08)
- Tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 "Made in Vietnam" (12/08)
- Kêu gọi người nhóm máu O hiến máu vì tỷ lệ dự trữ xuống dưới mức an toàn (11/08)
- Dần chuyển dịch thành cơ sở khám, chữa bệnh chính (11/08)
- Khoa học chỉ ra cách đo huyết áp đúng mà hàng triệu người đang làm sai (10/08)
- “Bạn ơi hút thuốc hại mình…” (10/08)
- Bổ sung kháng thể bằng tiêm vaccine COVID-19 để sống an toàn trong dịch (10/08)
-
Khoa học chỉ ra cách đo huyết áp đúng mà hàng triệu người đang làm sai
- “Bạn ơi hút thuốc hại mình…”
- Chuyến bay của Vietnam Airlines quay đầu cấp cứu một trẻ em người Nhật
- Nhiễm virus cúm - nguyên nhân và dự phòng
- Tăng cường giám sát ca nặng, giảm tử vong khi số bệnh nhân mắc COVID-19 tăng
- Truyền thông có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số
- Di chứng thần kinh hậu COVID-19
- Luật BHYT dự kiến điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn
- Sốt xuất huyết: Nguyên nhân – triệu chứng – dự phòng
- Đưa Nghị quyết 08-NQ/TU vào cuộc sống: Đòn bẩy cho y tế địa phương
-
Khoa học chỉ ra cách đo huyết áp đúng mà hàng triệu người đang làm sai
- Bệnh viện Trung ương Huế thành lập đơn vị EICI
- Nhiễm virus cúm - nguyên nhân và dự phòng
- Chuyến bay của Vietnam Airlines quay đầu cấp cứu một trẻ em người Nhật
- Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID 19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
- "Cởi trói" đấu thầu thuốc, vật tư y tế
- Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh cúm mùa
- Dần chuyển dịch thành cơ sở khám, chữa bệnh chính
- Kêu gọi người nhóm máu O hiến máu vì tỷ lệ dự trữ xuống dưới mức an toàn
- “Bạn ơi hút thuốc hại mình…”