ClockThứ Năm, 19/08/2021 06:30

Hồ đập khô kiệt, ruộng đồng thiếu nước

TTH - Nắng nóng liên tục, kéo dài trong thời gian qua đã làm nhiều hồ đập thủy lợi khô kiệt nước, những diện tích cây trồng đối diện khô hạn, ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp

Tu sửa cống, kênh lấy nước phục vụ chống hạn hè thu

Hạn từ đồng bằng lên miền núi

Hàng năm, có khoảng 1.600 ha lúa hè thu tập trung ở các địa phương vùng gò đồi, miền núi và đầm phá nguy cơ bị khô hạn và xâm nhập mặn do không chủ động được hệ thống thủy lợi. Mực nước các hồ hiện tại vẫn đang thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 30-40%. Tình trạng khô kiệt nước các hồ đập ở các địa phương đã làm công tác tưới tiêu gặp khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn cây lúa đã làm đòng, trổ bông.

Bằng các giải pháp tưới chủ động, tiết kiệm và nạo vét kênh mương hồ đập, bổ sung nguồn nước, một phần lớn diện tích được “cứu”. Tuy nhiên, vụ hè thu năm 2021, hàng trăm ha lúa ở các địa phương vẫn đang đối diện tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn phải “nhờ trời”.

Tại xã Quảng Công (Quảng Điền) hiện có 40 ha diện tích trồng lúa bị tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng do nắng nóng, trong đó có 7ha phải bỏ không. Trên địa bàn xã có 7 hồ thủy lợi nhỏ phục vụ tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản. Năm 2020-2021 đã nạo vét được 4 hồ, còn 3 hồ do khó khăn kinh phí, chưa thể cải tạo.

Những ngày nắng nóng liên tục vừa qua đã làm những diện tích lúa ven đầm phá bị xâm nhập mặn, chết khá nhiều. Trong khi đó, theo tính toán của địa phương còn thêm khoảng 6-7 đợt lấy nước vào đồng ruộng nữa nên tình trạng khô hạn chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất cây lúa.

Ông Lê Nguyên Oai, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công thông tin, tuyến đê ven đầm phá được xây dựng những năm 1992-1997 đến nay nhiều điểm xuống cấp, đứt gãy khiến nước mặn xâm nhập đồng ruộng liên tục trong vụ hè thu. Kết hợp với nắng nóng kéo dài đã làm nhiều diện tích lúa bị ảnh hưởng. Đối với địa phương, những diện tích lúa hè thu không chủ động nguồn tưới hàng năm, ngoài chuyển qua nuôi trồng thủy sản thì canh tác lúa đều “nhờ trời”. Mặc dù công tác duy tu, nạo vét vẫn được chú trọng nhưng vụ hè thu năm nay nền nhiệt độ lớn, nắng kéo dài đã làm các hồ đập gần như khô kiệt nước không thể tưới được.

Đối với vùng gò đồi, miền núi, tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới tiêu đang khá “căng thẳng” ở các địa phương Phong Điền, A Lưới.

Ông Nguyễn Hữu Chung, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ cho biết, toàn xã có 100 ha lúa, trong đó có hồ Hòa Mỹ phục vụ tưới tiêu cho 80 ha, 20 ha còn lại ở thôn Tân Mỹ chủ yếu lấy nước từ khe A Đon. Hiện mực nước hồ Hòa Mỹ đang xấp xỉ mực nước chết, trong khi khu vực khe A Đon cũng đã kiệt nước dẫn đến 20 ha lúa khu vực này việc tưới tiêu khá căng thẳng.

“Địa phương đã trích kinh phí hỗ trợ các hộ dân bố trí máy bơm động lực để tạm thời đảm bảo nguồn nước cho đồng ruộng trong giai đoạn lúa đang trổ bông hàng loạt”, ông Chung nói.

Tại huyện miền núi A Lưới cũng có 60 ha lúa đang “khô kiệt”. Đây là những diện tích không chủ động thủy lợi, sản xuất hàng năm chủ yếu “nhờ trời”!

Tập trung chống hạn

Ông Đỗ Văn Đính, Chủ tịch Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế (Công ty Thủy lợi) thông tin, tính đến thời điểm hiện tại, các hồ đập thuỷ lợi xấp xỉ mực nước chết. Theo khung lịch thời vụ thì hiện tại do nắng nóng kéo dài nên các diện tích lúa hè thu thiếu khoảng 2 đợt nước tưới trước khi kết thúc mùa vụ.

Trong đó, vùng Hương Trà, Phong Điền diện tích cây trồng thiếu nước khoảng 1.000 ha, đã được bổ sung nước nhờ hệ thống thủy điện; vùng Nam Đông, A Lưới cũng đang thiếu nước… Đến nay cơ bản các vùng trọng điểm đã được các địa phương bố trí thêm các trạm bơm di động, huy động lực lượng tại chỗ để chống hạn.

Từ đầu vụ, Công ty Thủy lợi chủ động đắp các đập tạm, lắp đặt các trạm bơm dầu bơm nước từ các sông, suối ở vùng miền núi Nam Đông, A Lưới; nâng đỉnh tràn bằng bao tải đất ở hồ Hòa Mỹ để tăng dung tích của hồ; lắp đặt các trạm bơm chuyền ở vùng cao của hệ thống hói 5 xã, 7 xã; khơi thông dòng chảy các cửa vào của các trạm bơm, cống lấy nước. Phối hợp các địa phương quản lý vận hành đóng các đập ngăn mặn Thảo Long, Cửa Lác, cống Quan, cống Truồi, cống Cầu Lông, cống Quán Cửa, cống An Xuân, cống Hà Đồ, cống Mai Dương và các cống trên đê ven phá đảm bảo ngăn mặn triệt để, chống thất thoát nước, đảm bảo nguồn nước chống hạn cho cây trồng.

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh thông tin, từ cuối tháng 7, để ứng phó với tình trạng khô hạn, đảm bảo sản xuất, đơn vị đã có văn bản gửi chủ các hồ đập thủy điện, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 về việc tăng lưu lượng điều tiết các hồ chứa trên lưu vực sông Hương phục vụ sản xuất vụ hè thu năm 2021.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, do diễn biến nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông, suối xuống thấp không đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đang bước vào cao điểm lấy nước cho lúa trổ đòng vụ hè thu năm 2021. Để đảm bảo duy trì mực nước thượng lưu đập Thảo Long từ 0,2-0,4m, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương lấy nước phục vụ sản xuất, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị tăng lưu lượng điều tiết nước về hạ du đến ngày từ 1- 15/8/2021.

Cụ thể, đối với hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước về hạ du với lưu lượng trung bình 50-60m3/s; hồ Hương Điền với lưu lượng trung bình ngày từ 30-40m3/s và hồ Bình Điền với lưu lượng trung bình ngày khoảng 20m3/s. Công ty Thủy lợi tỉnh, các địa phương vùng hạ du cần chủ động lên kế hoạch lấy nước, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hộ dân ở Hương Xuân thiếu nước sạch

Dù đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhưng hiện nay hàng chục hộ dân trên địa bàn xã Hương Xuân (Nam Đông) vẫn thiếu nước sạch để sử dụng, gây khó khăn cho đời sống, sản xuất của các hộ dân.

Nhiều hộ dân ở Hương Xuân thiếu nước sạch
Xây dựng kịch bản mưa lũ bất thường

Chiều 5/12, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có công văn hỏa tốc gửi các chủ hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh về việc triển khai các biện pháp bảo đảm vận hành an toàn nhằm chủ động ứng phó sớm với hình thế thời tiết nguy hiểm trong thời gian đến.

Xây dựng kịch bản mưa lũ bất thường
Chủ động phương án ứng phó mưa lớn

Dự báo có mưa lớn, vùng tâm điểm mưa có nơi lên đến trên 800 mm, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện được yêu cầu vận hành để đưa về mực nước thấp nhất, sẵn sàng đón lũ; các địa phương tổ chức kêu gọi tàu thuyền vào bờ an toàn trước ngày 25/11.

Chủ động phương án ứng phó mưa lớn
Hồ đập tham gia cắt lũ cho hạ du

Liên hồ chứa nước trên lưu vực sông Hương vừa trải qua các đợt mưa lũ liên tục kéo dài trong tháng 10 đến đầu tháng 11/2023, với lượng mưa phổ biến từ 1.500-1.700mm, có nơi trên 2.000mm. Dù công tác vận hành hồ chứa hiệu quả đã cắt giảm được lũ cho hạ du, nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn có hơn 17 nghìn ngôi nhà bị ngập.

Hồ đập tham gia cắt lũ cho hạ du
Nhiều người dân đi khám vì kiến ba khoang gây viêm da

​Ngày 8/11, BV Da liễu Huế cho biết tính, đến nay đã tiếp nhận hơn 200 ca bệnh, trong đó từ tháng 10 đến đầu tháng 11 có hơn 100 ca điều trị viêm da do kiến ba khoang (KBK). Tại một số trung tâm y tế Phú Vang, Hương Thủy, Quảng Điền… mỗi ngày đều có bệnh nhân đến khám vì tiếp xúc với loại côn trùng này.

Nhiều người dân đi khám vì kiến ba khoang gây viêm da

TIN MỚI

Return to top