ClockThứ Năm, 23/12/2021 10:36

Hỗ trợ chi phí sinh hoạt để thu hút lao động có thu nhập thấp quay lại làm việc

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa triển khai chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động với nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ thu hút lao động ngoại tỉnh quay lại làm việc.

Thanh niên và phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thương nhấtỔn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao độngĐiều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoàiKhởi nghiệp để phát triển

Lao động đến phỏng vấn tìm việc làm tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội.

Chương trình nhằm từng bước phục hồi và phát triển thị trường lao động hiệu quả đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế. Mục tiêu cụ thể là duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2%.

Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao yên tâm làm việc, tham gia phục hồi sản xuất kinh doanh; đặc biệt hỗ trợ lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc.

Để hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động và đảm bảo an sinh xã hội, Bộ LĐTBXH nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp các chi phí sinh hoạt tối thiểu về nhu yếu phẩm, thuê nhà trọ, điện nước, y tế hỗ trợ bổ sung thêm chi phí cho người lao động đang nuôi con nhỏ, phụ nữ mang thai. Đồng thời có phương án hỗ trợ sắp xếp nơi ở tạm thời hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho lao động ngoại tỉnh thuê nhà trong thời gian mới đến làm việc để ổn định cuộc sống, tạo động lực lao động tham gia phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bộ LĐTBXH khuyến khích doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ người lao động về tiền lương, tiền ăn ca, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội khác để giữ chân người lao động; Thực hiện các giải pháp hỗ trợ thu hút người lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại địa phương có các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Về lâu dài, Bộ LĐTBXH nghiên cứu thực hiện quản trị, điều tiết thị trường lao động trên nền tảng công nghệ số thông qua hoạt động như: Xây dựng dữ liệu về lao động, việc làm có sự kết nối chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp để làm cơ sở quản lý và thực hiện các chính xác, kịp thời cho người lao động, người sử dụng lao động; - Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo đảm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.

Chương trình cũng đề cập đến chính sách giảm lãi suất, bổ sung thêm nguồn vốn vào Quỹ quốc gia về việc làm để cho các hộ vay vốn phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người lao động.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đặt mục tiêu có được học bổng

Nhiều sinh viên đặt mục tiêu học tập, rèn luyện thật tốt để có thể nhận học bổng, đó là cách để các em phụ giúp gia đình.

Đặt mục tiêu có được học bổng

TIN MỚI

Return to top