ClockThứ Tư, 20/09/2017 05:26

Hỗ trợ công nghiệp nông thôn

TTH - Trên 330 triệu đồng là số tiền Sở Công thương hỗ trợ 6 cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong tháng 8/2017 để đầu tư máy móc, đào tạo nghề với mục đích nâng cao chất lượng và tạo sản phẩm mới từ nguồn kinh phí từ chương trình khuyến công (KC) địa phương.

Diều là một trong những nghề thủ công truyền thống của Huế có tuổi đời trên 300 năm, thu hút nhiều nghệ nhân và thợ thủ công tham gia.

Thụ hưởng nguồn vốn KC, nhiều cơ sở phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ

Sản phẩm thủ công mang thương hiệu đặc thù này được tiêu thụ rộng rãi tại nhiều tỉnh, thành trong và ngoài nước.  Tuy nhiên, để sáng tạo nên một con diều không đơn giản, cần sự kết hợp rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kiến thức và đam mê.

Với mục đích góp phần phục hồi và nhân rộng nghề truyền thống, tháng 8/2017, Sở Công thương phê duyệt đề án hỗ trợ cơ sở nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng, phường Phú Hậu, TP. Huế đào tạo nghề diều truyền thống cho 15 học viên.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng chia sẻ: “Diều Huế không chỉ tiêu thụ trong nước mà đã có mặt tại một số nước trên thế giới, như Mỹ, Pháp, Đức, Thái Lan, gồm các chủng loại như diều phượng hoàng, chim công, bướm, rồng… Hiện, mỗi tháng cơ sở sản xuất trên 300 sản phẩm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Được tiếp sức từ nguồn vốn KC với mức hỗ trợ 30 triệu đồng, cơ sở đầu tư thêm 30 triệu đồng tổ chức khóa đào tạo cho đội ngũ kế cận, tạo mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu thị trường”.

Bắt đầu kinh doanh và chế biến các loại thủy hải sản hơn 6 năm tại xã Quảng Công (Quảng Điền), tháng 9/2017, hộ kinh doanh Phạm Thị Huê bắt đầu đầu tư kinh phí mua sắm máy móc phục vụ sản xuất sau khi được phê duyệt đề án hỗ  trợ với tổng mức hỗ trợ 26 triệu đồng.

Theo bà Phạm Thị Huê, hiện mỗi năm cơ sở sản xuất 500 lít nước mắm, 5 tấn ruốc và mắm các loại, cung cấp cho các tỉnh khu vực miền Trung. Song, do thiếu vốn nên lâu nay cơ sở chỉ sản xuất thủ công, số lượng ít không đủ để cung ứng ra thị trường. Được sự hỗ trợ của chương trình KC, cơ sở đầu tư thêm 40 triệu đồng trang bị máy nghiền ép ruốc công suất 2 tạ/giờ, năng suất tăng gấp 5 lần so với trước.  

Cùng với 2 cơ sở trên, trong tháng 8/2017, Sở Công thương đã ra quyết định hỗ trợ cho 4 cơ sở CNNT đầu tư máy móc thiết bị hiện đại thay thế các máy móc lạc hậu, lỗi thời, trong đó hộ kinh doanh Cao Thắng (TX. Hương Trà) được hỗ trợ 75 triệu đồng đầu tư ứng dụng dây chuyền xay xát gạo, cơ sở sản xuất Lê Lai và hộ kinh doanh Thái Thị Lệ (Quảng Điền) được hỗ trợ 116 triệu đồng trang bị máy sản xuất bún và xay xát gạo, Công ty TNHH Thuận Mậu (Phú Lộc) được đầu tư ứng dụng máy móc tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất đóng tàu với tổng mức hỗ trợ 90 triệu đồng.

Phó Giám đốc Trung tâm KC&Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương, bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng cho rằng, nguồn vốn KC là nguồn vốn “mồi”, tiếp sức để các cơ sở mạnh dạn đầu tư vốn trang bị máy móc hiện đại, thay thế các thiết bị lạc hậu, tạo ra sản phẩm mới. Với mức hỗ trợ 337 triệu đồng từ nguồn vốn KC, 6 cơ sở đã đầu tư thêm 770 triệu đồng để trang bị máy móc và đào tạo nghề, góp phần khôi phục ngành nghề truyền thống và nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp cho tỉnh”.

Năm 2017, tổng kinh phí hoạt động KC trên 3 tỷ đồng, trong đó KC quốc gia 1,3 tỷ đồng và KC địa phương gần 1,7 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, Trung tâm KC&Tư vấn phát triển công nghiệp triển khai các hoạt động: tổ chức hội nghị KC công vùng, hội chợ triển lãm sản phẩm CNNT tiêu biểu khu vực miền Trung- Tây Nguyên, hỗ trợ vốn cho các cơ sở đầu tư thiết bị và phối hợp với Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Bộ Công thương hỗ trợ các cơ sở CNNT xây dựng và nâng cấp website thương mại điện tử.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Hưởng ứng thư kêu gọi của UBND tỉnh về việc, toàn dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã thu hồi nhiều loại súng, đầu đạn pháo, CCHT các loại; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top