ClockThứ Bảy, 06/10/2018 12:55

Hỗ trợ máy chưng cất tinh dầu bằng điện

TTH.VN - Với công suất 250 kg/mẻ, tổng giá trị 165 triệu, máy có chức năng chưng cất các loại tinh dầu tràm, xả, bưởi… cho năng suất cao gấp 3 lần so với chưng cất thủ công, giúp tăng lượng tinh dầu và giảm bớt lượng nước thải ra ngoài.

Thêm trợ lực từ khuyến công

Từ nguồn kinh phí của chương trình khuyến công địa phương năm 2018, Sở Công thương đã hỗ trợ Công ty TNHH MTV Sản xuất tinh dầu Hoa Nén ở xã Phong An (Phong Điền) 65 triệu đồng trang bị máy chưng cất tinh dầu bằng điện.

Máy chưng cất tinh dầu vừa đưa vào hoạt động

Với công suất 250 kg/mẻ, tổng giá trị 165 triệu, máy có chức năng chưng cất các loại tinh dầu tràm, xả, bưởi… cho năng suất cao gấp 3 lần so với chưng cất thủ công, giúp tăng lượng tinh dầu và giảm bớt lượng nước thải ra ngoài.

Hiện, máy chưng cất tinh dầu đã đưa vào hoạt động, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tiết giảm nguồn lao động và nâng cao chất lượng các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thiên nhiên như tinh dầu tràm, xả, bưởi, nghệ, gừng.

Sau khi đưa máy chưng cất tinh dầu vào hoạt động, công ty đã xây dựng đề án cải tạo phát triển và vùng nguyên liệu tràm tại xã Phong Hiền với quy mô 5ha nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến, cung ứng ra thị trường gần 200 lít tinh dầu/tháng.

Tin, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao chứng nhận cho 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hội nghị tổng kết và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SPCNNTTB) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 diễn ra chiều 27/12, thu hút đông đảo hiệp hội ngành nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… trên địa bàn tỉnh tham dự

Trao chứng nhận cho 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Khuyến công giúp nâng cao chất lượng sản phẩm

Những hỗ trợ từ chương trình khuyến công địa phương không những giúp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, mà còn là tiền đề kéo theo sự phát triển trong lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi…

Khuyến công giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
Cần nhiều hơn những đề án khuyến công "điểm"

Viêc hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất của chương trình khuyến công đã kịp thời khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Qua đó, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; góp phần quan trọng trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), khôi phục một số nghề, làng nghề truyền thống...

Cần nhiều hơn những đề án khuyến công điểm
Phát triển làng nghề từ nguồn vốn khuyến công

Giai đoạn 2010 - 2022, nguồn vốn khuyến công (KC) hỗ trợ để phát triển các sản phẩm nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống gần 10 tỷ đồng. Trong đó, một đồng vốn KC bỏ ra đã thu hút được trên 2 đồng vốn của doanh nghiệp (DN)/cơ sở, đây chính là động lực để khuyến khích các DN, cơ sở đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và phát triển sản phẩm mới.

Phát triển làng nghề từ nguồn vốn khuyến công
Điểm nhấn khuyến công

Theo đánh giá, hoạt động khuyến công địa phương năm 2022 đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là ở phương diện hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…

Điểm nhấn khuyến công

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top