ClockThứ Ba, 30/08/2016 05:06

Hỗ trợ nghề chế biến tinh dầu

TTH - Năm 2016, đề án hỗ trợ lò nấu công nghệ mới sản xuất tinh dầu với kinh phí 100 triệu đồng, trong đó vốn khuyến công (KC) hỗ trợ 50 triệu đồng vừa được triển khai tại Công ty TNHH MTV sản xuất tinh dầu Kim Vui.

Bắt đầu chế biến các loại tinh dầu từ năm 2001, năm 2010, Công ty TNHH MTV Tinh dầu Kim Vui chính thức thành lập. Kế thừa và tiếp nối truyền thống sản xuất tinh dầu tràm của cha ông để lại, DN đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại tinh dầu tràm phục vụ thị trường. Song, do thiếu máy móc thiết bị nên sản phẩm làm ra hạn chế, trong khi nhu cầu thị trường khá lớn. Đầu năm 2016, DN lập đề án KC đầu tư lò nấu công suất 100 lít/ngày, kinh phí 100 triệu đồng và được nguồn vốn KC hỗ trợ 50 triệu đồng.

Sản phẩm dầu tràm Huế luôn được khách quốc tế ưa chuộng

Giám đốc Công ty TNHH MTV Tinh dầu Kim Vui - Trần Thị Vui cho biết: “Gần 15 năm phát triển nghề, hiện thị trường tiêu thụ khá ổn định mỗi tháng trên 6 ngàn chai với hơn 200 đại lý trên cả nước. Sau khi được KC hỗ trợ kinh phí đầu tư lò nấu, DN tiếp tục đầu tư 3 mẫu khuôn chai với trên 150 ngàn vỏ chai để thay đổi các vỏ chai lâu nay nhằm bảo vệ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tránh bị làm giả, làm nhái, gây ảnh hưởng đến uy tín của DN và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.” Theo DN, nguồn nguyên liệu sản xuất tinh dầu tràm không lo thiếu, bởi DN đã ký hợp đồng lâu dài với một đơn vị ở thị xã Hương Thủy, quy mô 230 ha tràm tự nhiên.

Sau khi được hỗ trợ lò nấu, DN đầu tư mở rộng nhà xưởng ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy và cơ sở trưng bày giới thiệu sản phẩm ở đường Hồ Đắc Di, phường An Cựu để quảng bá sản phẩm. Kết hợp giữa phương pháp chưng cất truyền thống và thiết bị máy móc hiện đại, DN sản xuất ra các loại tinh dầu chất lượng có nhiều công dụng làm đẹp và chữa bệnh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời phát triển thêm nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu massage, bạc hà, tinh dầu quế, dừa, trầm hương và tinh dầu sả.

Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại- Nguyễn Lương Bảy cho biết: “Trung bình mỗi năm, vốn KC hỗ trợ cho trên 20 DN, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư thiết bị, đào tạo nghề và tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm. Đây là nguồn vốn nhằm kích cầu các DN, cơ sở mạnh dạn đầu tư thêm vốn để phát triển nghề truyền thống, đồng thời thay thế các thiết bị lạc hậu nhằm tăng năng suất và hạ giá thành.”

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề

Từng là đầu bếp của một nhà hàng hạng sang ở TP. Hồ Chí Minh, cháu gái tôi quyết định về lại Huế làm việc. Một buổi đi làm, buổi còn lại nhận làm bánh sinh nhật. Khách thấy mẫu mã đẹp lại đặt hàng nên có việc làm quanh năm. Cộng hai khoản tiền thu nhập, cháu tôi bắt đầu có tiền dành dụm.

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề
Giữ nghề đan chiếu Âmber

Theo tục lệ của người Tà Ôi, trong các lễ cưới hỏi truyền thống, người con gái sẽ phải mang theo chiếu sính lễ (chiếu Âmber) để thể hiện tình yêu thương đối với nhà trai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà đàng gái có thể đem một hoặc càng nhiều chiếu càng tốt. Phong tục này vẫn được lưu truyền, bởi thế, nghề đan chiếu Âmber vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay…

Giữ nghề đan chiếu Âmber
Đất cằn tỏa tinh hương

Được ví là nơi "khô cằn sỏi đá", người dân vùng gò đồi Phong Sơn - Phong Xuân - Phong Mỹ ở phía tây huyện Phong Điền từng bán tín bán nghi khi một doanh nhân đem hàng chục tỷ đồng về quê xây nhà máy sản xuất tinh dầu dược liệu. Và giờ họ đã tin, đã vui khi đón làn "gió đồng ngát hương" của mùi dược liệu.

Đất cằn tỏa tinh hương
Lựa chọn sản phẩm chủ lực tỉnh đề xuất sản phẩm chủ lực quốc gia

Để lựa chọn 1 sản phẩm chủ lực của tỉnh đề xuất phát triển thành sản phẩm chủ lực quốc gia, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến từ đại diện lãnh đạo Bộ KH&CN, các sở, ngành, tổ chức, doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh vào chiều 29/11.

Lựa chọn sản phẩm chủ lực tỉnh đề xuất sản phẩm chủ lực quốc gia

TIN MỚI

Return to top